Wednesday, December 16, 2009

Thuật Phong Thủy

Thuật Phong Thủy

Thuật phong thuỷ đã chia xẻ sự phát triển của nó cùng với khoa thiên văn và khoa dự án (quẻ dịch) của Trung Quốc cổ. Nó đã có từ thời đại truyền thuyết. Dù rằng không có những dữ kiện xác thực cho chúng ta biết ai đã hình thành nó và vào thời điểm nào. Tuy thế, nó rất gần gũi với la bàn từ truờng của nguời Trung Quốc cổ, làm cho nguời ta liên tuởng đến việc nó có thể bắt đầu vào khoảng thời gian la bàn đuợc phát minh, thành quả này đuợc nguời đời tin rằng Hoàng đế Vàng-một nhà vua theo truyền thống cổ của Trung Quốc đã sống khoảng năm 2700 truớc công nguyên. Nguời ta không đưa ra một chứng cứ lịch sử nào về sự đóng góp này, nhưng một điều chắc chắn là việc sử dụng thật sự có từ thời đại cổ xưa

Có rất ít tài liệu lịch sử xa xa liên quan đến môn phong thuỷ, nhưng trong những vụ khai quật kho cổ hơn tám mươi năm qua ở Trung Quốc đã tìm thấy những tài liệu dưới lòng đất có ngày tháng vào khoảng thế kỷ thứ ba, thậm chí từ trước công nguyên với một số thông tin gián tiếp có liên quan đến phong thuỷ. Một số học giả cho rằng, các kiến thức và sự sử dụng nó có thể vào mùa xuân hay thu, hoặc thời kỳ chiến tranh các nước (770 - 221) trước Công nguyên, khi có khoa dự đoán, kinh dịch và vũ trụ học dựa trên năm yếu tố Ngũ hành đầu tiên được soạn thảo công phu và viết thành văn bản.

Ðây có thể là một hệ thống mà môn phong thuỷ rất gần gũi, đặc biệt là kinh dịch, nguời ta cho rằng đuợc biên soạn bởi Lão Tử khoảng năm 600 truớc Công nguyên, nguời đã sáng lập nên đạo Lão. Nhưng ngoài những dữ kiện mỏng manh và ký hoạ này, người ta có rất ít nguồn thông tin liên quan đến phong thuỷ cũng như sự co' mật của nó. Nguời ta hy vọng rằng các vụ khai quật trong tuơng lai sẽ có một ít tia sáng cho vấn đề này.

Chưa đến thời kỳ đầu của triều đại nhà Hán, một học giả nổi tiếng và cũng là một nhà chiến luợc quân sự Zhang Liang (230 - 185 trớc Công nguyên) xuất hiện trong các tài liệu lịch sử là một nhà phong thuỷ. Theo truyền thuyết ông được một đạo sĩ truyền lại kiến thức này, tên là Chisongzi (Red pine Masterrl, một số người khác cho rằng Zhang cũng là môn đệ của một nguời lão luyện khác là Shigong. C hai Hồng Phạm và Thạch Hoàng đều đuợc xem là cha đẻ của thuật phong thuỷ vào thời cổ Trung Quốc (dù rằng các sử gia có thể phần bác điều này, họ tin rằng thuật phong thuỷ đã có truớc đó).

Thuật phong thuỷ của Hồng Phạm đóng góp một phần đặc biệt quan trọng cho chúng ta ở cuốn sách này. Ông ta đuợc cho là nguời sáng tạo ra của phần Cửu tinh (9 sao) Bát môn (8cửa) và Bát quái phong thuỷ mà chúng ta sẽ tham khảo và nghiên cứu. Cửu tinh nói đến chòm sao (7 ngôi) đợc gọi là Ðại hùng tinh có thêm hai ngôi sao thần linh tưởng tuợng ra. Bát môn đề cập đến 8 điểm chính của La bàn Bát quái và tám cung cơ bản đuợc sử dụng trong kinh dịch dự đoán ( sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần II).

Trong suốt thời ký Tam Quốc một thiên tài chiến lược nổi tiếng Gia Cát Lượng (Khổng Minh) (181 - 234 sau Công nguyên) xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Ông ta sử dụng các chiến thuật dựa trên bát quái đồ để du địch tiêu diệt quân Tào. Khổng Minh là một nhà chiến luợc quân sự đại tài cũng như về thuật phong thuỷ và đuợc tôn kính là nguời sáng lập môn phái phong thuỷ.

Các truyền thuyết về ba vị thầy vĩ đại, Hồng Phạm, Thạch Hoàng và Khổng Minh đã đặt nền tảng cho tất cả những bậc thầy phong thuỷ cho hai ngàn năm kế tiếp. Một số người tin rằng Yellow Stone cũng là nguời đa thuật này vào văn hoá dân gian, do kết quả của nỗ lực này, khoa phong thuỷ không còn là một công cụ bí mật quý giá của một số nguời có đặc quyền và các vị vua có quyến lực trị vì thiên hạ. Ông ta chọn lựa những môn đồ có tài năng để truyền bá kiến thức này cho quần chúng.

Trong suốt thời kỳ đầu nhà Hán (khoảng năm 200 trước Công nguyên) một tác gi có tên là Oing Wu đã viết ba tập về phong thuỷ. Một vị khác tên là Guo Pu (năm 276 - 324 sau Công nguyên) đã xuất hiện suốt thời ký Tây Hán. Ông ta đuợc công nhận tác giả cuốn sách truyền thuyết về phong thuỷ gọi là Zang Shu (cuốn sách bàn về việc Chôn Cất). Tiếc thay, chỉ còn lại những tựa đề của những tác phẩm đầu tiên về phong thuỷ truyền lại cho chúng ta, các văn bản để thất thoát và lẫn lộn vào các tác phẩm khác. Những công cuộc khai quật kho cổ trong tuơng lai có thể tì thấy những phần của các tài liệu gốc nhưng hiện nay tất cả các bản còn lại này là các bản sửa đổi lại, có lẽ được ghi chép (năm 960 - 1279 sau Công nguyên). Ngay các bản in hiện đại của các bản sửa chữa đều khó hiểu và đuợc viết bằng loại chữ cổ điển Trung Quốc mà ngày nay hiếm nguời có thể đọc đuợc.

Vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, đã có một số văn bản viết về khoa phong thuỷ. Một lần nữa, chúng chẳng tồn tại đuợc bao nhiêu và một số ít bản sửa đổi sau này lại do những nguời viết không đạt chất luợng.

Một số nguời cho rằng sự khan hiếm các tài liệu đuợc viết từ xa do bởi tập quán truyền lại các thông tin qua sự truyền khẩu hoặc nhớ bằng ký ức cũng như tập quán bí truyền từ thầy cho môn đệ, một phương pháp cho phép các sư phụ giữ lại các phần thực hành và sự hiểu biết quá tầm tay của các nhà học thuật bình thường, các nhà phê bình và các tầng lớp có thế lực. Phong thuỷ là một môn nghệ thuật kín mà những học giả có khuynh hướng về nghệ thuật, lịch sử Trung Quốc không quan tâm đến, những người này đã xem nó là một bộ sưu tập văn hoá dân gian và là một sự mê tín. Nhưng nó vẫn tồn tại mãi trong lòng của những người thường dân.

Nghệ thuật phong thuỷ đã đạt tới đỉnh cao của nó trong một triều đại nhà Tang (Tần) (năm 618 - 906 sau công nguyên) nhiều người hành nghề này phát triển hưng thịnh. Tám người nổi tiếng nhất là Yang Junsong, You Yanhan, Li Chungfeng, thiếu sư Yi Hang, nhà sư Phật giáo Shima Touto, Riu Baitou, Chen Yahe Va Futu Hồng cùng là phật tử. Trong những pháp sư đời Tang (Tần) Yang Jungsong (khoảng 650 sau công nguyên) có ảnh huởng to lớn nhất và qua ông ta cũng như các môn phái phong thuỷ khác đã truyền bá lại cho chúng ta.

Sự quan tâm đến phong thuỷ và cách áp dụng đã đuợc hồi phục lại một thời đại nhà Song (960 - 1279 sau công nguyên) và nhiều vị thầy nổi tiếng đã xuất hiện. Trontg các vị là Wu Aixian (thế kỷ 11 sau công nguyên) và các môn đệ của ông ta Liu Qiwan và You Gounghang, Wu Aixian nguời sáng lập môn phái đuợc gọi là 36 kinh tuyến đã viết một luận thuyết và các hình thể của núi (sn) dùng cho thế đất mai táng và nhà ở. Từ các vị thầu Liu You, đã hình thành nhiều nhánh phong thuỷ khác nhau đuợc sử dụng trong suốt đời nhà Minh (1368 - 1643 sau công nguyên) và đời nhà Quing (1644 - 1911 sau công nguyên).

Nguời ta ghi nhận rằng, suốt 500 năm kéo dài từ đời nhà Tang đến nhà Song, hơn một trăm môn phái phong thuỷ đã đối địch và tranh giành ảnh huởng lẫn nhau. Tất cả các môn này đều khởi đầu cùng một quan niệm thần học vũ trụ học và các lý thuyết. Ðể rồi sau đó phát triển thành nhiều sự diễn giải khác nhau, mỗi một môn phái đặc biệt quan tâm đến hoặc tập trung vào những khuynh huớng nào đó của phong thuỷ. Sau đó, một số môn phái đồng hoá lẫn nhau. Ðây là một danh sách bởi môn phái chính đuợc công nhận kể từ thời kỳ nhà Tang Song, tất cả các môn phái này tiếp tục có ảnh huởng đến những nguời hành nghề ngày nay.

  1. Cửu tinh (chín sao), Bát môn (tám cửu), Bát quái đồ.
  2. Những kinh môn - Sanh môn
  3. Ngũ hành chính thống
  4. Luỡng sơn, Tam hợp và Ngũ hành
  5. Bát quái, Ngũ hành
  6. Huyền Không Ngũ hành
  7. Hồng Phạm Ngũ hành.

Lý thuyết phong thuỷ thuộc vũ trụ học và dựa trên các khái niệm của Ðạo Gia Nhân (con người và Vũ trụ). Mục đích của nó là sự thống nhất của Thiên, Ðịa, Nhân và Vật thể qua một lực đuợc gọi là Thái hư (Taijia), cơ bản tối cao (nguyên khí của Vũ trụ khi cha hình thành âm dương).
Nguời Trung Quốc cổ tin rằng khi sự kết hợp như thế được tạo nên, qi (các khí lực) của sự sống chy chan hoà khắp tất cả sinh vật, vật chất, những sự kiện tốt đẹp và hữu ích sẽ đuợc tạo nên.

Sự tắc nghẽn khí lực của sự sống sẽ tạo ra một sự đối nghịch: bất hạnh và tai hoạ.
Các lý thuyết kết hợp Trời, Ðất (thiên, địa), con nguời (nhân) là cốt lõi của thuật phong thuỷ, từ đó nảy sinh ra nhiều truyến thuyết và các câu chuyện dân gian. Các hệ thống tư tưởng to lớn trừu tượng về vũ trụ sau đó hoà lẫn vào các tính ngưỡng dân gian khi người Trung Quốc cổ cố gắng giải thích về những mãnh lực hữu hình cũng như vô hình trên thế gian và các ảnh huởng bí ẩn lẫn phức tạp của những mãnh lực này tác động vào thái độ của con người.

Việc đối phó với những sự kiện không thể tiên đoán đuợc trong cuộc đời không phi mục đích chính của phong thuỷ. Ðiều hấp dẫn nhất là giúp họ củng cố tinh thần trong thời gian gặp khó khăn hoặc bi kịch. Ðối với nguời Trung Quốc cổ, sự hoà hợp giữa con nguời và thiên nhiên là một sự chuẩn bị cần thiết và đúng đắn cho lĩnh vực tinh thần, trong đo con nguời và vũ trụ có thể là một. Sự hiểu biết về văn hoá dân gian đã dạy họ khả năng chấp nhận một sự nghiệp khó có thể giải thích đuợc và cùng lúc thiết lập một nền tảng vững chắc một cuộc sống cho hòa bình, hy vọng, những uớc momg thịnh vuợng lâu dài. Ðối với nguời Trung Quốc, thái độ này thật ý nghĩa, thoải mái và thực tiễn. Tuy nhiên, nó cũng tạo nên nguồn gốc hài hoà giữa con nguời và thiên nhiên , tạo nên một bản đồng ca đặc biệt đượm tình nguời.

Những khuynh huớng chủ yếu về vũ trụ học của thuật phong thuỷ đuợc hình thành theo những sự liên hệ sau đây:

Trời (Thiên) là khái niệm bao gồm:Thần thánh, ma quỷ, tinh tú (với tư tưởng thần học và thiên văn học); thời gian (gồm chu kỳ các mùa và những ảnh huởng của chúng) và tất cả biểu thị những sức mạnh vô hình lẫn hữu hình cũng như sức mạnh của vũ trụ. Những nghệ thuật dự đoán, số học và các hình thức tiên tri kết hợp với trời.

Ðất (địa) và vật thể là các thuật ngữ đuợc dùng để mô tả các vật thể trần tục và các điều kiện hữu hình lẫn vô hình. Môi truờng dịa lý, phuơng hướng, vị trí và nơi toạ lạc; Ngũ hành, quyền lực và sức mạnh của thiên nhiên; sự cân bằng và đối nghịch về trật tự của thiên nhiên, cái vô hình kết chặt với ảnh huởng của sông núi, cây cối, thú vật, đất đá, con nguời, nhà cửa, đồ vật v.v...Tất cả các thần này thuộc lĩnh vực đất (địa) và vật thể. Nó cũng bao gồm những yếu tố của siêu nhiên như ma quỷ, thần thánh hổ tng với con nguời trên trên trái đất này. những khía cạnh về lĩnh vực vô hình thì không có thời gian, không gian hoặc những giới hạn. Nguời Trung Hoa cổ cho rằng tất cả mọi con nguời chúng ta với thế giới này cùng nhau chia xẻ điều thân ái, an vui, nguy hại hoặc phiền toái.

Nhân (con nguời) biểu hiện trí tuệ và tinh thần nhưng phải kết hợp cùng Trời, Ðất, Vật thể sao cho có sự hoà hợp và cân bằng các nhận thức. Ðiều này có thể đạt được qua một sự quan hệ được thiết lập chính xác giữa tất cả các sức mạnh trong thiên nhiên, cho phép chúng trôi chảy thông thuờng và nuôi sống cuộc đời.

Thái hu và trung cung là những thuật ngữ độc quyền của ngành vũ trụ học Trung Quốc và thuờng đuợc dịch sang với nghĩa "Tối thuợng" và "Mãnh lực của cuộc sống". Nguời Trung Hoa ngày xưa tin rằng Bí mật của Thái hư là nguồn tối thượng của lực sống trong cuộc đời này, nó đi qua "Thái hư" và tất cả sự vật có thể kết hợp lại thành một.

QI (Trung cung không có dạng, hình hoặc kích cỡ), nhưng qua nó tất cả mọi vật trong vũ trụ chứng tỏ cả hai lĩnh vực vô hình lẫn hữu hình. Sự hư hao của vật chất là sự bào mòn của qi và sự chết của vật chất là sự biến mất của nó. QI là một khái niệm trừu tuợng to lớn của sự hài hoà và hợp nhất của tất cả mọi vật.

Vì thế cho nên, tất cả những nguời Trung Quốc luôn luôn nghĩ rằng con nguời phải bảo vệ và nuôi duỡng (qi) khí lực của cuộc sống để đảm bảo nó liên tục phát triển và trôi chảy. Ðạo Gia dạy rằng việc nuôi duỡng ?Sức sống? từ bên trong có thể bổ sung sức khoẻ và truờng thọ. Tuơng tự, sự bảo vệ "sức sống" "qi" trong căn nhà có thể dẫn đến sự an vui và hoà thuận. Các quan niệm đặc biệt của "Sức sống/qi" và sự tồn tại của nó xâm nhập vào tất cả các ngành nghệ thuật Trung Quốc từ triết học, thi ca, hội họa cho đến điêu khắc, thiên dịch, dược thảo, võ thuật và phong thuỷ.

/o/pM/ i nhgM/t điểm của nó về sức khoẻ cũng như tài năng. Đây là phần ta phải chấp nhận một cách tuyệt đối, không thể từ chối hay thay đổi được. Con cháu của những người sống lâu sẽ có hy vọng sống lâu hơn con cháu của những người có tổ tiên chết yểu. Những người thuộc dòng dõi một gia đình nghệ sĩ dễ có năng khiếu nghệ thuật hơn những kẻ bình thường.

2- Cá nhân : bao gồm sức khoẻ, bản tính

Đây là yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng hơn cả. Yếu tố sức khoẻ di truyền của tổ tiên tạo nên sức khoẻ hiện tại. Sức khoẻ giữ vai trò chính trong việc giúp con người tham dự vào mọi sinh hoạt hằng ngày. Có sức khoẻ người ta mới có thể thực hiện được ý muốn và tạo nên công danh sự nghiệp. Ít khi có một người đau yếu, bạc nhược làm nên được điều gì đáng kể. Trong nền văn học ở nước ta cũng chỉ có một mình Hàn Mạc Tử là nổi tiếng với bệnh cùi, trong khi đó Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Quách Thoại … đều chấm dứt sự nghiệp và cuộc đời mình về bệnh lao.

Nhưng sức khoẻ vẫn không quan trọng bằng bản tính. Thật vậy, bản tính chi phối tất cả. Một người yếu đuối vẫn có thể ham hoạt động nếu người ấy có nhiệt tâm nhưng một người đã lãnh đạm, lười biếng thì vô phương dù người đó yếu hay mạnh cũng vậy. Hai chữ bản tính chỉ chung những đặc điểm về tinh thần bẩm sinh đã có của một người. Những đặc điểm này sẽ tồn tại mãi mãi, nó chỉ đổi thay mà không bao giờ biến mất và vì thế nó chi phối mọi sinh hoạt của con người một cách mãnh liệt. Một người đã có tính hà tiện thì suốt đời lúc nào cũng hà tiện và với ai cũng hà tiện. Và dĩ nhiên một người ham tiền dễ có hy vọng làm giàu hơn một người chẳng bao giờ chú ý đến việc mình giàu hay nghèo.

Bản tính quan hệ hơn sức khoẻ nhưng cũng tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Khoẻ mạnh người ta vui vẻ, yêu đời, khi đau người ta buồn rầu, chán nản. Nó lại còn đổi thay theo thời gian nữa. Lúc trẻ, người ta liều lĩnh nên dễ dãi, đến già con người thận trọng hơn là trở nên khó tính.

Sức khoẻ và bản tính còn giữ phần quan hệ trong việc cấu tạo nên tài năng của một người, điều quan trọng nhất để thay đổi lối sống của người ấy. Một đứa trẻ khoẻ mạnh và cương quyết, dễ trở thành một nhà thám hiểm hơn một đứa bé yếu đuối và do dự dù cả hai đều ưa phiêu lưu như nhau.

*KẾT LUẬN :

Đến đây ta thấy số mạng con người có phải là một cái gì ngẫu nhiên hay huyền bí đâu. Nó là kết qủa tất nhiên của nhiều yếu tố ai cũng có mà ta vừa nêu ở phần trên. Có thể nói rằng : “Số mạng của một người là kết qủa những phản ứng từ bên trong của người ấy (dòng dõi, sức khoẻ, bản tính); đối với bên ngoài (gia đình và xã hội) để lập nên sự thăng bằng mỗi ngày”.

Cuộc đời người ta khác nhau vì những phản ứng khác nhau. Từ đó ta hiểu tại sao lúc xem Tử-Vi các cung Mệnh, Phúc-Đức, Giải-Ách đều được coi là những cung quan trọng (cường cung).

Những ý kiến vừa trình bày trên đây chắc chắn đã làm cho một số người không đồng ý. Chắc hẳn quý độc giả sẽ đưa ra nhiều lý do, nhiều trường hợp để chứng tỏ rằng số Mạng vẫn còn là là một cái gì vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của con người. Tại sao một người đông con mà lúc chết lại cô độc ?. Tại sao một kẻ tầm thường mà bỗng chốc danh lững lẫy thiên hạ. Tại sao và tại sao ?. Thiết nghĩ, khi thắc mắc như vậy ta chỉ nhìn vào kết qủa mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân cho tường tận. Nếu biết rõ nguyên nhân ta sẽ không còn thắc mắc nữa. Còn tại sao các nhà tướng số biết trước được số mạng con người và số mạng đó có thay đổi được hay không thì đó lại là đầu đề của một bài thảo luận khác. Xin hẹn qúy vị vào một dịp khác.

rCác tài liệu tham khảo :

Số Mệnh là số Mệnh hay “Đức năng thắng số”

Tham luận về lý cách của Tử-Vi

Câu chuyện số mệnh của Liễu Phàm Tứ Huấn

– Sách “Tử Vi Tổng Hợp” của Cụ Nguyễn Phát Lộc – Chương 25 : Tham luận về vấn đề cải sửa số Mệnh trong khoa Tử-Vi (từ trang 654-679)

– Sách “Tử Vi khảo Luận” – Chương 5 : Triết lý Tử-Vi (từ trang 506-540) của TS Hoàng Thường và Hàm Chương.

Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ

Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ (Phần I)

Nội dung cơ bản của thuyết Bát Trạch là việc phối hợp mệnh của từng người với các phương vị để luận đoán tốt xấu cho nhà ở. Trước hết chúng ta cần xác đinh mệnh cung của chủ nhà, nếu nhà có cả nam và nữ giới thì phải xác định theo tuổi nam giới, nếu nhà chỉ có nữ thì khi đó mới lấy mệnh nữ làm chủ nhà.

Lưu ý là cần xác định mệnh cung theo tuổi Âm Lịch, vì có nhiều người năm sinh Dương lịch và Âm lịch khác nhau. Thường trước ngày 6/2 năm Dương lịch thì tuổi Âm lịch vẫn thuộc năm cũ.

Sau khi xác định được mệnh cung cần xác định được hướng của căn nhà
Căn nhà có thể có hướng cửa chính trùng với hướng nhà, trong thực tế, nhiều nhà có hướng cửa chính không trùng với hướng nhà

Căn cứ theo phương vị của Bát Quái theo Hậu Thiên Bát Quái ta xác định được Quẻ Hướng. Để tiện tra cứu, quý vị dùng bảng sau đây :

Phương hướng

Quẻ

Bắc

Khảm

Tây Bắc

Càn

Tây

Đoài

Tây Nam

Khôn

Nam

Ly

Đông Nam

Tốn

Đông

Chấn

Đông Bắc

Cấn



Sau khi xác định được mệnh cung của gia chủ và hướng nhà, hướng cửa thì dùng phép Bát Trạch phối hợp giữa mệnh cung chủ nhà với Toạ hoặc hướng nhà (thực tế người ta thường chỉ xác định hướng nhà rồi phối với mệnh cung của chủ nhà do việc xác định toạ của nhà tương đối khó khăn) tạo thành 1 trong 8 sao sau đây sắp xếp theo thứ tự từ tốt nhất đến xấu nhất :

1. Tham Lang thuộc Mộc - Sinh Khí
Phối hợp mệnh cung và hướng :
Càn với Đoài
Khảm với Tốn
Cấn với Khôn
Chấn với Ly
Tốt chủ phú quý, giàu sang, an khang thịnh vượng

2. Cự Môn thuộc Thổ - Thiên Y
Càn với Cấn
Khảm với Chấn
Tốn với Ly
Khôn với Đoài
Tốt chủ phúc lộc, giàu sang, con cháu thông minh hiếu thảo

3. Vũ Khúc thuộc Kim - Phúc Đức
Càn với Khôn
Khảm với Ly
Cấn với Đoài
Chấn với Tốn
Tốt chủ phúc lộc, gia đạo an khang thịnh vượng

4. Phụ Bật thuộc Thuỷ - Phục Vị
Càn với Càn
Đoài với Đoài
Ly với Ly
Chấn với Chấn
Tốn với Tốn
Khảm với Khảm
Cấn với Cấn
Khôn với Khôn
Tốt chủ yên ổn, an khang thịnh vượng

5. Lộc Tồn thuộc Thổ - Hoạ Hại
Càn với Tốn
Khảm với Đoài
Cấn với Ly
Chấn với Khôn
Xấu chủ bệnh tật, bất hoà, gia đạo suy bại

6. Văn Khúc thuộc Thuỷ - Lục Sát
Càn với Khảm
Cấn với Chấn
Tốn với Đoài
Ly với Khôn
Xấu chủ kiện tụng, thị phi, gia đạo bất hoà

7. Phá Quân thuộc Kim - Tuyệt Mệnh
Càn với Ly
Khảm với Khôn
Cấn với Tốn
Chấn với Đoài
Xấu chủ bệnh tật, thị phi, kiện tụng, gia đạo suy bại

8. Liêm Trinh thuộc Hoả - Ngũ Quỷ
Càn với Chấn
Khảm với Cấn
Ly với Đoài
Khôn với Tốn
Rất xấu, chủ bệnh tật, suy bại, con cái phá tán sản nghiệp

Nếu sự phối hợp giữa bản mệnh chủ nhà và Toạ của nhà không tốt thì có thể dùng hướng của chính phối với mệnh cung chủ nhà được sao tốt để bổ cứu.
Ví dụ : Người chủ nhà nam sinh năm 1955 - Ất Mùi, tra bảng mệnh cung ta thấy mệnh cung người này là Ly.
Nếu nhà Toạ Bắc hướng Nam, tức Khảm Trạch (Phương Bắc là Khảm) thì phối Ly với Khảm ta được sao Vũ Khúc tức là được Sinh Khí rất tốt. Nếu hướng cửa chính là Nam tức là Ly (Phương Nam là Ly) thì phối hướng cửa với mệnh cung là Ly với Ly ta được Phục Vị cũng tốt.
Ngoài việc phối hướng được sao tốt, cần phải xét đoán đến sự sinh khắc Ngũ Hành giữa Sao và Cung. Cũng trong ví dụ trên, chủ nhà mệnh Ly ở nhà Khảm Trạch được sao Tham Lang tốt. Sao Tham Lang thuộc Mộc ở cung Khảm thuộc Thuỷ nên được Cung sinh trợ nên đã tốt lại càng tốt hơn.

Ví dụ khác : Chủ nhà mệnh cung là Càn, ở nhà hướng Chính Tây tức là hướng Đoài. Phối hợp mệnh cung với hướng nhà ta được sao Tham Lang tức Sinh Khí thuộc Mộc. Nhưng sao này lại nằm ở cung Đoài thuộc Kim nên bị Cung khắc. Vì vậy, trong cái tốt lại ẩn chứa cái xấu và quá trình sinh sống sẽ ngày càng giảm sự tốt đẹp

Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ (Phần II)

Hướng cửa chính :

Hướng cửa chính của căn nhà rất quan trọng vì nó là nơi người ra vào nhiều nhất, nơi thu nạp sinh khí cho cả căn nhà. Nếu hướng cửa đặt ở phương tốt sẽ thu nạp được nguồn sinh khí, giúp gia đình hưng vượng. Nếu phạm phải hướng xấu sẽ thu nạp hung khí gây tổn hại cho sự thành công của gia đình. Vì vậy, hướng của chính đặt phải đặt ở hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị).

Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1968 - Mậu Thân. Ở nhà cửa chính hướng Đông Nam cửa chính hướng Bắc. Công việc nhiều bế tắc cản trở, hay bị ốm đau. Tra bảng trên ta thấy mệnh cung chủ nhà là Khôn, kết hợp với hướng cửa chính Bắc là Khảm phạm phải Tuyệt Mệnh nên rất xấu. Sau khi xem xét đổi hướng cửa chính thành hướng Tây Bắc - Càn được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó một thời gian được thăng chức, mọi sự hanh thông.

Hướng bàn thờ :

Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ, mà còn theo quan niệm, khi mất đi tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.

Tác dụng của hướng bàn thờ bạn đọc có thể tự chiêm nghiệm, song theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì tác động của nó tương đối rõ rệt. Chỉ sau khi áp dụng trong vòng từ 3 đến 4 tuần là có thể ứng nghiệm.
Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều người đứng khấn. Ví dụ người đứng khấn quay về hướng Tây thì bàn thờ là hướng Đông.
Hướng bàn thờ phải đặt ở vị trí cát và quay về hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị)

Ví dụ : Chủ nhà nam sinh năm 1954 - Giáp Ngọ, lập bàn thờ trong nhà hướng Tây Bắc. Trong vài năm gần đây, tuy rất tài giỏi song không được thăng chức, quan vận bế tắc. Tra bảng ta thấy tuổi này mệnh cung Khảm, hướng bàn thờ là hướng Tây Bắc tức là cung Càn. Phối hợp Khảm với Cần thì phạm Lục Sát xấu. Sau khi xem xét đổi hướng bàn thờ về hướng Chính Nam là cung Ly được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó 3 tuần có tin vui được thăng chức.

Hướng bếp :

Trong căn nhà, bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng. Bếp là nguồn tạo ra thức ăn nên mọi bệnh tật cũng từ bếp mà ra. Ngày xưa, khi con người dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì bếp được coi là nguồn tài lộc. Vì vậy, việc đặt bếp là vô cùng quan trọng, nó chi phối nguồn tài lộc của cả gia đình cũng như bệnh tật.

Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nói cách khác hướng bếp là hướng ngược với hướng người đứng nấu.

Ví dụ : Người đứng nấu quay về hướng Tây Nam thì hướng bếp chính là hướng Đông Bắc.

Vị trí của bếp cũng rất quan trọng trong Phong Thuỷ. Nếu nhà có nhà bếp riêng biệt và tương đối rộng thì vị trí của bếp được xác định trong phạm vi của nhà bếp. Nếu nhà hẹp và không có nhà bếp riêng thì vị trí của bếp được xác định theo toàn bộ diện tích căn nhà. Để xác định chính xác vị trí của bếp cần xác định trước tâm nhà bếp hoặc tâm nhà sau đó xác định cung đặt bếp.

- Mệnh Cung là Càn, Đoài, Cấn, Khôn đặt bếp Toạ Đông Nam, hướng Tây Bắc hoặc Toạ Đông, hướng Tây.
- Mệnh cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn đặt bếp Toạ Tây hướng Đông hoặc Toạ Tây Bắc hướng Đông Nam

Thuyết Bát Trạch trong Phong Thuỷ (Phần III)

Hướng giường ngủ :

Ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng. Có đến hơn 1/3 thời gian sống của con người dành cho việc ngủ. Ngủ là thời điểm nghỉ ngơi và thu nạp sinh khí cần thiết cho quá trình tái vận động. Theo quan niệm Phong Thuỷ thì ngủ là lúc tiếp nạp sinh khí nhiều nhất. Chính vì vậy, cần xác định hướng giường ngủ cho hợp lý để tăng sự may mắn và sức khoẻ cho bản mệnh mỗi người. Nếu hướng giường không tốt sẽ tổn hại đến thần kinh và sức khoẻ, dễ mang lại rủi ro và bệnh tật. Hướng giường ngủ được xác định riêng biệt cho mỗi thành viên trong gia đình.

Nguyên tắc là phối giữa mệnh cung của người nằm với hướng giường để được các sao tốt Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y, Phúc Đức.
Hướng giường được xác định là hướng từ đầu giường đến cuối giường.

Quý vị áp dụng quy tắc tra cứu như hướng của chính cho mỗi người trong gia đình.
Ví dụ : Người nam sinh năm 1977 - Đinh Tỵ , mệnh cung Khôn thì nên đặt hướng giường Tây Bắc hoặc Chính Tây.

Hướng nhà vệ sinh :

Nhà vệ sinh là nơi thải các uế khí của căn nhà ra bên ngoài. Nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều uế khí nhất, vì vậy một nguyên tắc là nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm của căn nhà.
Nhà vệ sinh phải toạ ở các vị trí phối với mệnh cung là xấu : Ngũ Quỷ,Tuyệt Mệnh, Hoạ Hại, Lục Sát .

Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1977 – Đinh Tỵ, mệnh cung là Khôn, thì phải đặt nhà vệ sinh ở vị trí góc phía Bắc hoặc phía Đông. Vì phia Bắc là Khảm phối với Khôn là Tuyệt Mệnh, phía Đông là Chấn phối với Khôn là Hoạ Hại.

 nM/ không thể có tâm địa xấu được, kẻ bạt mạng, liều lĩnh bao giờ cũng cũng là người vô hậu. Những ai đã tìm hiểu và áp dụng KHHB lại càng phải gìn giữ hành vi ngôn ngữ của sự hành nghề nữa, vì chính họ đã thấy không biết bao nhiêu lần trong cuộc đời hành nghề của mình rằng, trong địa hạt huyền bí, luật nhân qủa bao giờ cũng được áp dụng triệt để. Một người phải nhận lấy hậu qủa những gì mình đã làm, không thể tránh được. Một ông thầy tướng có tài đem cái tài đó hại người để làm lợi cho mình, tức là ông đã diệt đi cái mầm sống của con cháu ông, vậy làm ác bị ngăn cấm đã đành, làm lợi riêng cho mình mà phúc đức chưa đủ cũng không được nữa.

Về khoa địa lý ở nước ta còn ai tài giỏi hơn ông Tả Ao . Ông đã giúp cho bao nhiều người làm nên công hầu khanh tướng, thế mà cái phần số nhà mình thì không ra làm sao cả . Đầu tiên, ông táng ngôi mộ cha, thị bị đào bị phá, con bị bắt. Lần thứ hai táng mộ mẹ thì bị người anh ngu si cản trở thành ra hàm rồng ngậm lại. Lần thứ ba, để được đất Đế Vương cho rể thì vì ông đi vắng, phép tắc làm không đủ mà ba đứa cháu vừa sinh ra bị dân làng giết chết đi tưởng là ma qủy hiện hình. Cuối cùng đến đời ông, ông muốn táng cho mình cái huyệt có kiểu “nhất khuyển trục quần dương” để thành địa tiên mà cũng không được. Ông đành phải chọn tạm một cái gò bên đường để chết làm thành hoàng vậy.

Bốn lần để mả, bốn lần thất bại, không phải vì nhà ông chưa đủ phúc nên Trời chưa cho hưởng đó sao ? Trong Khoa địa lý có câu : “Tiến tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước hết phải làm điều thiện đã, sau mới có thể tìm được đất để mong có điều này, điều khác. Câu nói trên không những đúng cho khoa địa lý mà còn đúng cho mọi ngành trong Khoa Học Huyền Bí nữa. Với số mạng của con người, chỉ có phúc đức là có giá trị đổi thay đáng kể, mọi thứ khác chỉ là thứ yếu và đây cũng là câu kết thúc của bài này vậy./.

i nhgM/t điểm của nó về sức khoẻ cũng như tài năng. Đây là phần ta phải chấp nhận một cách tuyệt đối, không thể từ chối hay thay đổi được. Con cháu của những người sống lâu sẽ có hy vọng sống lâu hơn con cháu của những người có tổ tiên chết yểu. Những người thuộc dòng dõi một gia đình nghệ sĩ dễ có năng khiếu nghệ thuật hơn những kẻ bình thường.

2- Cá nhân : bao gồm sức khoẻ, bản tính

Đây là yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng hơn cả. Yếu tố sức khoẻ di truyền của tổ tiên tạo nên sức khoẻ hiện tại. Sức khoẻ giữ vai trò chính trong việc giúp con người tham dự vào mọi sinh hoạt hằng ngày. Có sức khoẻ người ta mới có thể thực hiện được ý muốn và tạo nên công danh sự nghiệp. Ít khi có một người đau yếu, bạc nhược làm nên được điều gì đáng kể. Trong nền văn học ở nước ta cũng chỉ có một mình Hàn Mạc Tử là nổi tiếng với bệnh cùi, trong khi đó Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Quách Thoại … đều chấm dứt sự nghiệp và cuộc đời mình về bệnh lao.

Nhưng sức khoẻ vẫn không quan trọng bằng bản tính. Thật vậy, bản tính chi phối tất cả. Một người yếu đuối vẫn có thể ham hoạt động nếu người ấy có nhiệt tâm nhưng một người đã lãnh đạm, lười biếng thì vô phương dù người đó yếu hay mạnh cũng vậy. Hai chữ bản tính chỉ chung những đặc điểm về tinh thần bẩm sinh đã có của một người. Những đặc điểm này sẽ tồn tại mãi mãi, nó chỉ đổi thay mà không bao giờ biến mất và vì thế nó chi phối mọi sinh hoạt của con người một cách mãnh liệt. Một người đã có tính hà tiện thì suốt đời lúc nào cũng hà tiện và với ai cũng hà tiện. Và dĩ nhiên một người ham tiền dễ có hy vọng làm giàu hơn một người chẳng bao giờ chú ý đến việc mình giàu hay nghèo.

Bản tính quan hệ hơn sức khoẻ nhưng cũng tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Khoẻ mạnh người ta vui vẻ, yêu đời, khi đau người ta buồn rầu, chán nản. Nó lại còn đổi thay theo thời gian nữa. Lúc trẻ, người ta liều lĩnh nên dễ dãi, đến già con người thận trọng hơn là trở nên khó tính.

Sức khoẻ và bản tính còn giữ phần quan hệ trong việc cấu tạo nên tài năng của một người, điều quan trọng nhất để thay đổi lối sống của người ấy. Một đứa trẻ khoẻ mạnh và cương quyết, dễ trở thành một nhà thám hiểm hơn một đứa bé yếu đuối và do dự dù cả hai đều ưa phiêu lưu như nhau.

*KẾT LUẬN :

Đến đây ta thấy số mạng con người có phải là một cái gì ngẫu nhiên hay huyền bí đâu. Nó là kết qủa tất nhiên của nhiều yếu tố ai cũng có mà ta vừa nêu ở phần trên. Có thể nói rằng : “Số mạng của một người là kết qủa những phản ứng từ bên trong của người ấy (dòng dõi, sức khoẻ, bản tính); đối với bên ngoài (gia đình và xã hội) để lập nên sự thăng bằng mỗi ngày”.

Cuộc đời người ta khác nhau vì những phản ứng khác nhau. Từ đó ta hiểu tại sao lúc xem Tử-Vi các cung Mệnh, Phúc-Đức, Giải-Ách đều được coi là những cung quan trọng (cường cung).

Những ý kiến vừa trình bày trên đây chắc chắn đã làm cho một số người không đồng ý. Chắc hẳn quý độc giả sẽ đưa ra nhiều lý do, nhiều trường hợp để chứng tỏ rằng số Mạng vẫn còn là là một cái gì vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của con người. Tại sao một người đông con mà lúc chết lại cô độc ?. Tại sao một kẻ tầm thường mà bỗng chốc danh lững lẫy thiên hạ. Tại sao và tại sao ?. Thiết nghĩ, khi thắc mắc như vậy ta chỉ nhìn vào kết qủa mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân cho tường tận. Nếu biết rõ nguyên nhân ta sẽ không còn thắc mắc nữa. Còn tại sao các nhà tướng số biết trước được số mạng con người và số mạng đó có thay đổi được hay không thì đó lại là đầu đề của một bài thảo luận khác. Xin hẹn qúy vị vào một dịp khác.

rCác tài liệu tham khảo :

Số Mệnh là số Mệnh hay “Đức năng thắng số”

Tham luận về lý cách của Tử-Vi

Câu chuyện số mệnh của Liễu Phàm Tứ Huấn

– Sách “Tử Vi Tổng Hợp” của Cụ Nguyễn Phát Lộc – Chương 25 : Tham luận về vấn đề cải sửa số Mệnh trong khoa Tử-Vi (từ trang 654-679)

– Sách “Tử Vi khảo Luận” – Chương 5 : Triết lý Tử-Vi (từ trang 506-540) của TS Hoàng Thường và Hàm Chương.

TÌM HIỂU KHOA HỌC HUYỀN BÍ

TÌM HIỂU KHOA HỌC HUYỀN BÍ

«Khoa học huyền bí là gì ?

«Có phải đó là một lối mê tín không ?

«Có mấy loại Khoa học huyền bí ?

«Biết khoa học huyền bí có lợi nhưthế nào ?

«Tại sao có người chết oan ?

«Vấn đề phúc đức trong địa hạt huyền bí .


Khoa học huyền bí (KHHB) đã trở thành quen thuộc với độc giả. Tuy nhiên đối với một số người khác, KHHB vẫn là một cái gì đó xa lạ, một cái gì kỳ quái và đôi khi bị người chung quanh nhìn bằng con mắt ngạc nhiên, nếu không bị coi là gàn rở, lạc hậu. Tại sao lại có sự kiện đó ? Phải chăng vẫn còn nhiều ngộ nhận quanh 4 chữ Khoa Học Huyền Bí ?

Huyền bí là gì ? Khoa học này đã xứng danh là một khoa học chưa. Nó có ích lợi gì không mà nghiên cứu ? Đó là những thắc mắc thông thường mà người vừa bước chân vào địa hạt này hay nêu ra, đừng nói gì đến người ngoài cuộc. Vậy tìm hiểu kỹ lưỡng Khoa Học Huyền Bí là một điều cần thiết để tránh tan mọi thắc mắc nghi ngờ nêu trên, đồng thời cũng để đặt lại vấn đề nghiên cứu một cách nghiêm túc.

1- Khoa Học Huyền bí là một Khoa Học

Trước hết Khoa Học Huyền Bí là một khoa học, mà đã là một khoa học, nó phải có được những định luật tổng qúat, có giá trị, có thể đem áp dụng được trong những trường hợp hội đủ những điều kiện mà định luật đó đòi hỏi.

Trên đời này mỗi người có một khuôn mặt khác nhau, một hình dáng khác nhau, do đó không có cuộc đời của người nào, giống cuộc đời của người nào “sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”. Đó là một định luật.

Một ngôi mộ đã kết phát, nếu để cho ánh nắng mặt trời chiếu vào áo quan thì vượng khí sẽ tiêu tán ngay. Ngôi mộ thuộc âm (âm phần), ánh nắng thuộc dương, hai thứ này kị nhau, đó là định luật thứ hai. Vì vậy mọi sự cải táng , bốc mộ bao giờ cũng phải được thực hiện vào ban đêm. Trái lại làm nhà, người ta lại muốn ánh nắng chiếu vào bên trong, vì nhà là dương cơ thuộc dương, ánh nắng cũng là dương nên thích hợp. Được ánh nắng ban mai là bắt đầu của ngày lại càng tốt hơn nữa, đó là định luật thứ ba.

Nhưng đã gọi là khoa học, thì không phải chỉ có những định luật lẻ tẻ, rời rạc như thế, mà tất cả phải được sắp xếp thành một hệ thống chặt chẽ, đủ để giải thích được mọi trường hợp mà người đi tìm hiểu khoa học này có thể gặp phải. Muốn vậy các ngành khoa học huyền bí phải dựa trên một lý thuyết cản bản nào đó, và lý thuyết này phải xác đáng, được mọi người công nhận thì những định luật tiếp theo mới có trị được.


Ta thấy khoa Tử-Vi dựa vào Kinh Dịch và Ngũ Hành sinh , khắc, để giải thích ảnh hưởng của 108 vị sao đối với số mạng con người. Theo người Trung Hoa, vạn vật tuy nhiều nhưng đều do 5 chất (Ngũ Hành) sau hòa hợp nhau mà thành. Đó Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ . Mỗi vật không đứng riêng mà lại ảnh hưởng lẫn nhau để diệt nhau đi, hoặc làm cho nhau tăng lên : Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh thổ, Thổ sinh Kim. Và Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thỏ khắc Thủy, Thuỷ khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Vạn vật nhờ có sự sinh khắc đó mà được điều hòa và biến đổi không ngừng (Dịch)

Lý thuyết trên bao quát cả vạn vận. Do đó khoa Tử-Vi có thể xét được đủ mọi khía cạnh liên quan đến sự sinh hoạt của con người: Mệnh, Huynh, Phối, Tử, Tài, Tật, Di, Nô, Quan Điền, Phúc, Phụ ?.

Còn khoa Địa Lý lại cho rằng vị trí của một ngôi mộ có ảnh hưởng đến chính ngôi mộ ấy, và ngôi mộ ấy lại có ảnh hưởng đến con cháu của người đã khuất vì sự liên hệ giữa người sống và kẻ chết vẫn còn. Vì vậy người ta mới để ý đến hình thể cao thấp của sông núi, của cảnh vật trước sau, tìm nơi khí thiêng sông núi trời đất tụ lại mà táng người thân. Khoa địa lý vì vậy chỉ biết một cách tổng quát về giòng họ mà thôi.

2- Các đối tượng tượng nghiên cứu Khoa Học Huyền Bí

Nghĩa là những định luật, những kết qủa của nó không thể dùng lý luận thông thường để giải thích, tìm hiểu hoặc kiểm chứng được. Chứ Huyền Bí ở đây không có nghĩa là tối tăm bí hiểm, mà chỉ có nghĩa là cao siêu, mầu nhiệm, vượt ra ngoài sự hiểu biết thông thường của con người.

Linh tính là gì ? Tại sao có linh tính ? Tại sao có người nếu nghèo thì sống lâu mà giầu thì chết sớm ? Tại sao tướng Ngũ Tiểu hoàn toàn thì tốt mà có một cái Đại thì xấu ? Bát Đại hoàn toàn thì tốt mà có một cái Tiểu lại xấu ?.

Những điều trên không phải là không thể trả lời được, nhưng những luận cứ người ta đưa ra để giải thích chắc chắn không phải dựa vào những gì mình có thể nhìn được, sờ mó được, cân đo được, và vì vậy người nghe cũng không mấy hài lòng.

Một lẽ vừa khiến khoa học này được mang tên Huyền Bí, vì đối tượng nghiên cứu của nó. Khoa Học Huyền Bí có nhiều ngành nhưng ta có thể tạm chia làm hai loại chính :

A- Loại đề cập đến sự sinh hoạt của thế giới vô hình gồm có bùa ngải, cầu cơ, lên đồng, trấn yểm tà ma …

B- Loại tìm hiểu tương lai của con người gồm có : Tử-Vi, Tướng Mặt, Tướng Tay, Địa Lý, Bói, Độn …

Ngành thôi miên học, cảm xạ học nằm ở giữa hai loại trên. Đây là hai ngành mới được du nhập từ tây Phương qua cũng như ngành Yoga từ Ấn độ truyền sang vậy

Trong hai loại Khoa Học Huyền Bí kể trên chúng ta thường hay xét đến loại thứ hai mà thôi. Chúng ta ít chú trong nhiều đến sự nghiên cứu loại thứ nhất, vì hai lẽ sau đây :

– Sự sinh hoạt trong thế giới vô hình hoàn toàn vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người, trong khi đó việc đi tìm hiểu tương lai của con người có công dụng thiết thực hơn, lại vừa tầm hiểu biết của chúng ta hơn.

– Những ngành Khoa Học Huyền Bí thuộc loại thứ nhất có một cái gì đó không được quang minh chính đại, gần như là tà đạo. Ngay cả những vật họ thờ cúng cũng làm cho chúng ta lánh xa khiếp sợ (như thờ đầu lâu, bàn tay người bị xét đánh, ngải độc ….). Những ông bà phù thủy ngày xưa cũng như bây giờ bị loài người ghê sợ và thù ghét là vì những lẽ đó. Tiếp xúc với thần thánh thì ít mà với ma qủy thì nhiều, nên tâm hồn họ cũng gần như tâm hồn ma qủy.

Chúng ta đừng nên ngây thơ mà tin rằng Phù Thủy là lớp người đặc biệt dành riêng cho những dân tộc còn lạc hậu như nước Lào thâm u hay vùng Phi Châu mọi rợ với những rừng già rậm rạp, ở nước văn minh nhất thế giới hiện nay như Hoa Kỳ thì số người Phù Thủy cũng có rất nhiều dù “nghề” của họ không được luật pháp công nhận.

3- Khoa Học Huyền Bí là một khoa học tối cổ

Những ngành Khoa Học Huyền Bí thuộc loại thứ hai nêu trên mà chúng ta thường hay nghiên cứu phần lớn xuất phát từ Trung Hoa kể từ đời nhà Thương (1765-1123 trước LC) người ta đã biết dùng các mảnh xương đốt lên rồi xem các vết nứt mà đoán ý kiến của thần thánh. Sau đó vua Phục Hy đặt ra Hà Đồ, vua Văn Vương đặt ra Lạc Thư làm nền tảng cho kinh Dịch. Về sau nhân tài mỗi ngày một nhiều, ngành nào cũng phát triển mạnh mà phân ra nhiều ngành riêng biệt.

a)- VỀ ĐỊA LÝ PHONG THỦY

Đời Tần có người ẩn sĩ soạn ra sách Thanh Nang, đời Hán có Trương Tử Phòng soạn Bình Xạ Ngọc Xích, đời Tấn có Quách Phác soạn Táng Kinh, đời Tống có Trương Tử Vi soạn Ngọc Tủy Chân Kinh, Trần Đoàn soạn Kim Tỏa Bí quyết, đời Nguyên có Lưu Bỉnh Trung soạn Kim Đẩu táng Pháp.

Ở nước ta, đời Lê có Nguyễn Đức Huyên sang Tầu học được phép này. Sau có ông Hòa Chính cũng là tinh thông địa lý.

b)- VỀ SỐ HỌC

Đời Xuân Thu có Quỉ Cốc Tử soạn số Tiền Định, đời Tống có Triệu Khang Tiết đặt ra lối Bói Mai Hoa, đời Hán có Kinh Phòng đặt ra lối bói Tiền, đời Ngũ Đại Tử Bình soạn ra số Định Chân, đời Tấn có Lâm Hiếu Công soạn ra số Lộc Mệnh, Trần Đoàn đặt ra số Tử-Vi.

c)- VỀ TƯỚNG HỌC

Đời Nam Bắc triều, Đào Hoàng Cảnh đã làm sách Tướng Kinh, sau lại có những sách Ma Y Tướng Pháp Liễu Trang, Thủy Kinh,, Vương Thị Phong Giám, Tướng Lý Hành Chân.

(Tài liệu lấy trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương của Đào Duy Anh-Xuất bản Bốn Phương 1961 từ trang 304-308)

4- Khoa Học Huyền Bí là một khoa học thực dụng

Mang tiếng là Khoa Học Huyền Bí mà ta lại tiếp xúc với nó hằng ngày, đó là một điều lạ lùng, và đó cũng là một điều thú vị. Sống là ta phải sống trong cuộc đời, chung với mọi người và thuộc về một xã hội nào đó. Trong không gian bao la bát ngát và thời gian vô cùng vô tận, con người thấy mình qúa yếu ớt, qúa nhỏ bé trước quyền lực của hóa công. Nhỏ bé mà vẫn phải sống, vẫn phải làm việc, vẫn phải đương đầu với những vấn đề to lớn như sự sống chết của con người, sự thịnh suy của giòng họ, cho đến những chuyện nhỏ như rủi ro, tật bệnh, những may mắn trong công việc làm ăn .. người ta biết tin tưởng vào đâu để tiến bước trên đường đời ?. Có người tìm đến tôn giáo nhưng tôn giáo không đủ để giải quyết mọi thắc mắc vì tôn giáo thường chỉ bàn đến kiếp sau chữ ít để ý đến cuộc đời hiện tại. Trong lúc đó thì con người vẫn cần phải sống !

Chính vì vậy người ta đã tìm đến các ông thầy bói, thầy tướng, tìm đến các am thánh, đền mẫu .. để mong biết được tương lai. Trong một đời người có mây ai đã không một lần phân vân lo lắng vì không rõ được những gì sẽ xảy ra cho mình trong những ngày sắp tới ?. Ta thi có đậu không ? Đi buôn lời hay lỗ ? Hôn nhân thành hay bại. Những câu hỏi đó chỉ có thễ giải đáp được khi nhờ đến khoa học huyền bí. Một Từ Mậu Công, một Khổng Minh sai một tướng tá ra trận kèm theo một túi gấm. Đến lúc nguy cấp chỉ cần mở túi gấm ra xem là có thể cứu mạng được hàng trăm ngàn quân. Đó chẳng phải là chứng minh hùng hồn cho kết quả của Khoa Học Huyền bí hay sao ?.

Từ điều trên ta có thể kết luận rằng KHHB sẽ còn tồn tại mãi mãi với con người khi nào con người còn thắc mắc không hiểu ngày mai cuộc đời minh như thế nào.

Người Trung Hoa cho rằng nghề xem tướng số chỉ là cái nghề chơi “du ư nghệ”. Nhưng vì nó có một lợi ích rất lớn “bên trong còn lắm điều hay” nên người quân tử không thể không biết. Do đó 4 chữ : Nho, Y, Lý, Số mới đi liền nhau vậy.

5- Khoa Học Huyền Bí chỉ là một Khoa Học tương đối

KHHB là một khoa học, nhưng các định luật của nó không hề có một gía trị tuyệt đối. Nếu khí ta áp dụng các định luật khoa học thực nghiệm vào cuộc đời, bao giờ cũng có sai số, thì khi ta dùng các định luật về KHHB, sai số của nó còn lớn hơn nữa. Tại sao vì đối tượng của KHHB là cuộc sống của con người, mà con người là một sinh vật thông minh lại có quyền tự do cho nên cuộc đời của con người luôn luôn thay đổi. Trong lúc đó, đối tượng của các Khoa học thực nghiệm khác là động vật, thực vật hay khoáng vật kém thông minh hoặc vô trí giác, nên cuộc đời chúng biến đổi rất ít dường như không có. Nhờ có trí thông minh và quyền tự do mà con người sửa đổi được cuộc đời của mình. Đó cũng là lý do Trời, Phật hay Chúa …. chỉ phán xét con người sau khi con người chết đi.

Như thế chính sự tương đối trong KHHB lại là một điều đáng mừng cho nhân loại. Và còn gì chán bằng biết trước số mệnh để thấy nó xấu và không còn cách gì thay đổi được ?. Câu : “Xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều”, đã bao nhiêu lần được loài người chứng nhiệm, nào có riêng gì một nàng Kiều đâu !. Vả chăng sự phấn đấu của con người là gì, nếu không phải ở chỗ cố gắng cải thiện cuộc đời mình để vươn tới một chỗ cao đẹp hơn ?.

Nhưng nếu chỉ cần cố gắng thì tôi cần gì đến số mạng ?...

Phải, qúy vị độc giả có người hỏi như thế, nhưng chúng ta đừng quên rằng cố gắng cũng có nhiều cách. Người hiểu biết được lẽ huyền vi của tạo hóa sẽ tuỳ thời mà làm việc, biết cách tiến thoái. Tiến thì hay nhưng có lúc nên thoái, vì thoái không phải là dở. Còn kẻ mù mịt trước tương lai thì chỉ biết cố gắng suống mà thôi, đôi khi sự cố gắng đó không đem lại lợi ích nào cả, cứ như đâm đầu vào tường vậy. Người ta nói “bôn ba không qua thời vận” cũng là cùng ý đó.

Chúng ta đã biết con người ai cũng có số mệnh, và số mệnh này ai cũng có thể biết trước được nếu cố gắng tìm hiểu. Con người có thể sửa đổi số mệnh nhưng không ai phủ nhận được số mệnh. Thế nhưng đã có số mệnh tại sao lại có những người chết oan khi chết oan có nghĩa là chưa đáng chết mà phải chết ? Làm sao cắt nghĩa được trường hợp những chiếc máy bay rơi từ trên cao xuống đất và mọi người đi trong chuyến phi cơ đó từ già đến trẻ đều không còn ai sống sót ?. Những người đó có số chết cùng một giờ, cùng một chỗ và cùng một cách như vậy sao ? Có số hay không ? Nếu có thì qúa hi hữu để trở thành vô lý vì không dễ gì có trường hợp ngẫu nhiên lạ lùng như vậy. Còn nếu không thì chúng ta lại phải chấp nhận rằng bên ngoài số mạng của con người còn có một quyền uy khác chi phối số mạng đó mà chúng ta chưa tìm hiểu được.

Hóa cho nên ở đây, hai chữ Huyền Bí vẫn giữ nguyên trọn vẹn ý nghĩa ban đầu của nó và bầu trời bao la kia vẫn còn là một cái gì đe dọa đối với con người. Cũng từ những điều trên, ta suy ra rằng những ông thầy bói, thầy tướng nào cam đoan nói đúng 100 % chỉ là những kẻ láo khoét.

6- Khoa Học Huyền Bí là một Khoa học tu thân

Cuối cùng, một lợi ích mà KHHB có thể đem đến cho con người là sự cải tạo tâm hồn. Một người tha thiết đến tương lai mong muốn cho mình được may mắn con cháu được thịnh vượng, người đó không thể có tâm địa xấu được, kẻ bạt mạng, liều lĩnh bao giờ cũng cũng là người vô hậu. Những ai đã tìm hiểu và áp dụng KHHB lại càng phải gìn giữ hành vi ngôn ngữ của sự hành nghề nữa, vì chính họ đã thấy không biết bao nhiêu lần trong cuộc đời hành nghề của mình rằng, trong địa hạt huyền bí, luật nhân qủa bao giờ cũng được áp dụng triệt để. Một người phải nhận lấy hậu qủa những gì mình đã làm, không thể tránh được. Một ông thầy tướng có tài đem cái tài đó hại người để làm lợi cho mình, tức là ông đã diệt đi cái mầm sống của con cháu ông, vậy làm ác bị ngăn cấm đã đành, làm lợi riêng cho mình mà phúc đức chưa đủ cũng không được nữa.

Về khoa địa lý ở nước ta còn ai tài giỏi hơn ông Tả Ao . Ông đã giúp cho bao nhiều người làm nên công hầu khanh tướng, thế mà cái phần số nhà mình thì không ra làm sao cả . Đầu tiên, ông táng ngôi mộ cha, thị bị đào bị phá, con bị bắt. Lần thứ hai táng mộ mẹ thì bị người anh ngu si cản trở thành ra hàm rồng ngậm lại. Lần thứ ba, để được đất Đế Vương cho rể thì vì ông đi vắng, phép tắc làm không đủ mà ba đứa cháu vừa sinh ra bị dân làng giết chết đi tưởng là ma qủy hiện hình. Cuối cùng đến đời ông, ông muốn táng cho mình cái huyệt có kiểu “nhất khuyển trục quần dương” để thành địa tiên mà cũng không được. Ông đành phải chọn tạm một cái gò bên đường để chết làm thành hoàng vậy.

Bốn lần để mả, bốn lần thất bại, không phải vì nhà ông chưa đủ phúc nên Trời chưa cho hưởng đó sao ? Trong Khoa địa lý có câu : “Tiến tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước hết phải làm điều thiện đã, sau mới có thể tìm được đất để mong có điều này, điều khác. Câu nói trên không những đúng cho khoa địa lý mà còn đúng cho mọi ngành trong Khoa Học Huyền Bí nữa. Với số mạng của con người, chỉ có phúc đức là có giá trị đổi thay đáng kể, mọi thứ khác chỉ là thứ yếu và đây cũng là câu kết thúc của bài này vậy./.

i nhgM/t điểm của nó về sức khoẻ cũng như tài năng. Đây là phần ta phải chấp nhận một cách tuyệt đối, không thể từ chối hay thay đổi được. Con cháu của những người sống lâu sẽ có hy vọng sống lâu hơn con cháu của những người có tổ tiên chết yểu. Những người thuộc dòng dõi một gia đình nghệ sĩ dễ có năng khiếu nghệ thuật hơn những kẻ bình thường.

2- Cá nhân : bao gồm sức khoẻ, bản tính

Đây là yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng hơn cả. Yếu tố sức khoẻ di truyền của tổ tiên tạo nên sức khoẻ hiện tại. Sức khoẻ giữ vai trò chính trong việc giúp con người tham dự vào mọi sinh hoạt hằng ngày. Có sức khoẻ người ta mới có thể thực hiện được ý muốn và tạo nên công danh sự nghiệp. Ít khi có một người đau yếu, bạc nhược làm nên được điều gì đáng kể. Trong nền văn học ở nước ta cũng chỉ có một mình Hàn Mạc Tử là nổi tiếng với bệnh cùi, trong khi đó Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Quách Thoại … đều chấm dứt sự nghiệp và cuộc đời mình về bệnh lao.

Nhưng sức khoẻ vẫn không quan trọng bằng bản tính. Thật vậy, bản tính chi phối tất cả. Một người yếu đuối vẫn có thể ham hoạt động nếu người ấy có nhiệt tâm nhưng một người đã lãnh đạm, lười biếng thì vô phương dù người đó yếu hay mạnh cũng vậy. Hai chữ bản tính chỉ chung những đặc điểm về tinh thần bẩm sinh đã có của một người. Những đặc điểm này sẽ tồn tại mãi mãi, nó chỉ đổi thay mà không bao giờ biến mất và vì thế nó chi phối mọi sinh hoạt của con người một cách mãnh liệt. Một người đã có tính hà tiện thì suốt đời lúc nào cũng hà tiện và với ai cũng hà tiện. Và dĩ nhiên một người ham tiền dễ có hy vọng làm giàu hơn một người chẳng bao giờ chú ý đến việc mình giàu hay nghèo.

Bản tính quan hệ hơn sức khoẻ nhưng cũng tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Khoẻ mạnh người ta vui vẻ, yêu đời, khi đau người ta buồn rầu, chán nản. Nó lại còn đổi thay theo thời gian nữa. Lúc trẻ, người ta liều lĩnh nên dễ dãi, đến già con người thận trọng hơn là trở nên khó tính.

Sức khoẻ và bản tính còn giữ phần quan hệ trong việc cấu tạo nên tài năng của một người, điều quan trọng nhất để thay đổi lối sống của người ấy. Một đứa trẻ khoẻ mạnh và cương quyết, dễ trở thành một nhà thám hiểm hơn một đứa bé yếu đuối và do dự dù cả hai đều ưa phiêu lưu như nhau.

*KẾT LUẬN :

Đến đây ta thấy số mạng con người có phải là một cái gì ngẫu nhiên hay huyền bí đâu. Nó là kết qủa tất nhiên của nhiều yếu tố ai cũng có mà ta vừa nêu ở phần trên. Có thể nói rằng : “Số mạng của một người là kết qủa những phản ứng từ bên trong của người ấy (dòng dõi, sức khoẻ, bản tính); đối với bên ngoài (gia đình và xã hội) để lập nên sự thăng bằng mỗi ngày”.

Cuộc đời người ta khác nhau vì những phản ứng khác nhau. Từ đó ta hiểu tại sao lúc xem Tử-Vi các cung Mệnh, Phúc-Đức, Giải-Ách đều được coi là những cung quan trọng (cường cung).

Những ý kiến vừa trình bày trên đây chắc chắn đã làm cho một số người không đồng ý. Chắc hẳn quý độc giả sẽ đưa ra nhiều lý do, nhiều trường hợp để chứng tỏ rằng số Mạng vẫn còn là là một cái gì vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của con người. Tại sao một người đông con mà lúc chết lại cô độc ?. Tại sao một kẻ tầm thường mà bỗng chốc danh lững lẫy thiên hạ. Tại sao và tại sao ?. Thiết nghĩ, khi thắc mắc như vậy ta chỉ nhìn vào kết qủa mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân cho tường tận. Nếu biết rõ nguyên nhân ta sẽ không còn thắc mắc nữa. Còn tại sao các nhà tướng số biết trước được số mạng con người và số mạng đó có thay đổi được hay không thì đó lại là đầu đề của một bài thảo luận khác. Xin hẹn qúy vị vào một dịp khác.

rCác tài liệu tham khảo :

Số Mệnh là số Mệnh hay “Đức năng thắng số”

Tham luận về lý cách của Tử-Vi

Câu chuyện số mệnh của Liễu Phàm Tứ Huấn

– Sách “Tử Vi Tổng Hợp” của Cụ Nguyễn Phát Lộc – Chương 25 : Tham luận về vấn đề cải sửa số Mệnh trong khoa Tử-Vi (từ trang 654-679)

– Sách “Tử Vi khảo Luận” – Chương 5 : Triết lý Tử-Vi (từ trang 506-540) của TS Hoàng Thường và Hàm Chương.

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu

Giữa Đông Tây Như Thế Nào?

Như chúng ta đã biết, một năm có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu và Đông luân chuyển, cho nên dù niên lịch Đông hay Tây hay nói khác đi là Âm Lịch hay Dương Lịch cũng không tránh khỏi sự luân chuyển của Trời Đất, để tính cho trọn một năm.

Đối với Âm Lịch, thì căn cứ vào mặt Trăng để tính (Mặt Trăng thì xuất hiện ban đêm), còn Dương Lịch thì trái lại, căn cứ vào mặt Trời để tính (Mặt Trời thì xuất hiện ban ngày). Cho nên cả hai đều có tính đặïc biệt của nó, ví như Âm Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi bởi một con vật cầm tinh cho năm đó, năm 2005 là năm Ất Dậu và năm kế tiếp 2006 là năm Bính Tuất (năm con Chó cầm tinh), trong khi đó năm Dương Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi cộâng thêm 1, tức năm 2005 sắp hết, bước sang năm mới 2006, thật đơn giản. Mặc dù chúng ta đã thấy năm Âm Lịch tính theo Mặt Trăng và năm Dương Lịch tính theo Mặt Trời, thế mà cũng có một số trường hợp gặp nhau và tương đồng nhau.

1.- Trường hợp gặp nhau : là chúng ta thấy Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một trục với Trái Đất.

Nếu chúng ta thấy ban đêm, thì được gọi là Nguyệt Thực (Éclipse de Lune).

Trái lại, nếu chúng ta thấy ban ngày, thì được gọi là Nhựt Thực (Éùclipse de Soleil).

2.- Trường hợp tương đồng nhau : Mặc dù năm Âm Lịch tính theo vận hành của vầng mặt Trăng tròn, hồi quy đúng vào ngày Rằm của 12 tháng. Trong khi đó, năm Dương Lịch tính theo mặt Trời, được gọi Thái Dương Niên Lịch, thì chúng ta có được 365 ngày, 5 giờ 48 phút và 48 giây đồng hồ ( nếu tính theo Thiên Thể Niên Lịch thì có 365 ngày, 6 giờ, 9 phút và 54 giây, dài hơn thời gian cách tính Thái Dương Niên Lịch)

Để ngắn gọn, chúng ta thường chấp nhận một năm có 365 ngày, 12 vầng trăng tròn, 52 tuần lễ ……... dù có tính theo năm Âm Lịch hay Dương Lịch.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt để phân chia các tháng cho tròn một năm.

Đối với năm Âm Lịch, thì hầu như tính theo mùa tiết, cho nên có trường hợp năm nhuần, tháng thiếu.

Đối với năm Dương Lịch, thông thường các tháng : Một, Ba, Năm, Bảy, Tám, Mười và Mười Hai là những tháng có 31 ngày. Còn các tháng : Tư, Sáu, Chín và Mười Một là những tháng có 30 ngày. Đặc biệt, tháng Hai chỉ có 28 ngày và cứ 4 năm, thì tháng Hai thêm một ngày tức 29 ngày (được gọi tháng Hai nhuần, giống như các tháng nhuần của năm Âm Lịch. Vậy, tháng Hai là tháng nhuần có 29 ngày, thay vì thông thường chỉ có 28 ngày mà thôi).

Để trang trải số thời gian của năm Dương Lịch hàng năm, cứ mỗi 365 ngày, lại có dư thừa ra 1/4 ngày tức 6 giờ, cho nên cứ 4 năm thì dư thừa một ngày tức 24 giờ, để cho tháng Hai nhuần là thế đó.

Ngoài ra, chúng ta đều biết, cứ mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ... tính theo năm Âm Lịch, đều có một con vật cầm tinh và được ghép bởi :

Thập Thiên Can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhân và Quý.

Và kết hợp với Thập Nhị Địa Chi tức 12 con giáp như : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo) để có được.

(Vì tính chất 12 con giáp này, cho nên trong dân gian thời xa xưa lại áp dụng để nói lên : « Thân Gái 12 Bến Nước » là thế đó! dù được bến trong hay bị bến đục cũng tùy duyên số do tạo hóa sắp bày, bởi vì : « Thuyền theo lái, Gái theo Chồng »).

Vậy, muốn đổi Giờ, Ngày, Tháng, Năm từ Dương Lịch

sang Âm Lịch phải làm thế nào ?

Trước hết, chúng ta thửû tìm hiểu về Niên Lịch Cồ Truyền A ÙĐông sau đây :

1.- Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?

Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng Thập Nhi Địa Chi (12 con Giáp) để gọi Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con giáp (tức 12 con, vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự đã dẫn thượng là : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).

Nhưng phương cách tính Tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cop), HAI (Mẹo hay Mão = Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngoï = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), MƯỜI ( Hợi = Heo), MƯỜI MỘT (Tý = Chuột) và CHẠP ( Sửu =Trâu).

Nhưng tại sao, thời kỳ xa xưa đó lại đặt tháng Giêng là tháng đầu năm mà không gọi là tháng Một? Theo thiểân nghĩ của người viết, bởi vì lúc bấy giờ, dưới thời còn quân chủ lập hiến, thường dành con số Một để chỉ nhà Vua, là thiên tử (con trời) để cai trị dân chúng tức nhứt nhơn (người ở đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ phải kiêng cử, cho nên mới đặt tháng Giêng?

Ngoài ra, khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi con đầu lòng là con Một mà chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoặïc con Cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằøng chứng ở việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một là thế đó !.

Còn tháng Giêng tại sao là Tháng Dần? Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :

Nhân sinh ư Dần (Loài người sanh ra ở hội Dần)

Và :

Nhất niên chi kế tại ư Dần,

(Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân)

Nhất nhật chi kế tại ư Dần

(Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).

Hơn nữa, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo, uy vũ và hơn hẳn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọïn tháng Giêng là tháng Dần do con Cọp cầm tinh là như thế ?

Ngoài ra, tại sao lại đặt tháng Chạp là tháng cuối năm mà không gọi là tháng Mười Hai?

Theo thiển nghĩ của người viết, nước chúng ta thời bấy giờ phần đông làm ruộng, cho nên tháng cuối cùng của một năm, ruộng đã làm xong, lúa đã đem vô bồ, vì thế phần đông dành thời gian này lo các lễ cúng, tiệc tùng để tạ ơn Thần Nông hoặc cúng Đình sau khi vụ mùa đã hoàn tất, hết nhà này đến nhà khác có khi kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.

(Khi nhắc đến Lễ Cúng Đình, phải nói đến Hát Bội để cúng Thần, thông thường ông Hương Cả trong làng là người đứng đầu chủ xướng lễ cúng Đình và là người có thực quyền hơn hết, cho nên mỗi lần có gánh hát về hát cúng Đình, ông Hương Cả chính là người Cầm Chầu để đánh những hồi trống chầu thưỡng phạt cho nghệ sĩ, bởi vì ông Hương Cả là bực thâm nho lại rất rành tuồng tích, kể cả cách dậm mặt và các câu hát tuồng tích của các nghệ sĩ, cho nên ông Hương Cả cầm chầu để khen thưỡng hoặc bắt lỗi các đào kép trong lúc trình diễn, vì các nghệ sĩ không thuộc tuồng hát cương, cho nên không thể bắt một người nào đó đến cầm chầu mà không rành tuồng tích. Thời xưa, các nghệ sĩ nào được ông Hương Cả đánh nhiều hồi trống chầu, thì sau khi hát xong, sẽ được Ban Hội Tềà thưỡng phẩm vật tặng riêng cho cá nhân nghệ sĩ đó. Còn trái lại, các nghệ sĩ nào bị ông Hương Cả đánh Khắc là gõ bên vành trống kêu « cắc cắc » thì các nghệ sĩ đó bị ông Hương Cả phạt vì hát sai, hát cương, để nghệ sĩ đó biết thân mà hát lại cho đúng và nghệ sĩ đó sau khi hát xong sẽ bị Ban Hội Tề cũng như Ông Bầu đoàn hát quở phạt . Đó là, luật lệ thưỡng phạt công minh của người Cầm Chầu đối với nghệ sĩ.

Mặc dù, ông Hương Cả là người có thực quyền ở trong làng, nhưng những hồi trống chầu đôi khi cũng không hài lòng hết mọi người, cho nên cũng bị chê trách như thường.

Vì thế, trong dân gian mới có câu : « Ở đời có 4 cái ngu : Làm Mai, Lãnh Nợ, Gác Cu, Cầm Chầu » là thế đó! ).

Hơn nữa, chữ Chạp là lễ cúng. Vì thế, nó còn có các tên lễ cúng khác như sau : Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mảû...

Do vậy, thay vì gọi tháng Mười Hai là tháng Chạp là thế đó !.

Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông này đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu (2637 trước Thiên Chúa) năm 61.

Còn đối với : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?.

Chúng ta để ý sẽ thấy : Ngày tính Khắc, Đêm tính Canh, cho nên chúng ta đã từng nghe thấy như sau :

Canh Một dọn cửa, dọn nhà

Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...

Hoặc là :

Nửa đêm giờ Tý canh Ba...

Theo thiểân nghĩ, chúng ta câu : Nửa đêm giờ Tý canh Ba, thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Bởi vì, các bậc tiền nhân dùng 12 con vật tương trưng, để phân chia trong một ngày là 24 giờ như sau :

Tên Con Vậït

Thời Giờ

Tên Con Vậït

Thơì Giờ

Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng

NGỌ

Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa

SỬU

Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng

MÙI

Từ 13 giờø đến 15 giờ xế trưa

DẦN

Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng

THÂN

Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều

MẸO

Từ 5 giờ đến 7 gìờ sáng

DẬU

Từ 17 giờ đến 19 giờ tối

THÌN

Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng

TUẤT

Từ 19 giờ đến 21 giờ tối

TỴ

Từ 9 giờ đến 11 giờ trưa

HỢI

Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya

Căn cứ sự phân chia giờ ở trên, chúng ta thấy :

a)- Mỗi đêm dài 10 giờ, được chia làm 5 Canh ra sao ?

Chúng ta thấy giờ Tý canh Ba, từ đó tính được 5 canh như sau :

Tên Canh

Thời Giờ

Canh 1

Từ 19 giờ đến 21 giờ tối tức giờ Tuất

Canh 2

Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi

Canh 3

Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý

Canh 4

Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu

Canh 5

Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần

Do vậy, nếu chúng ta đem so sánh với giờ, thì cứ hai giờ bằng một Canh .

b)- Mỗi ngày dài 14 giờ, được chia cho 6 khắc như sau :

Tên Khắc

Thời

Giờ

Tên

Khắc

Thời

Giờ

Khắc 1

Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng

Khắc 4

Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa

Khắc 2

Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng

Khắc 5

Từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều

Khắc 3

Từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa

Khắc 6

Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối

Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh Khắc với Giờ, thì cứ 2 giờ 20 phút bằng một Khắc. Bởi vì, ngày dài 14 giờ, đem chia đều cho 6 Khắc, thì được 140 phút, tức là 2 giờ 20 phút.

Thế nên, chúng ta thường thấy câu : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc là đúng vậy.

2)- Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi để tính năm như thế nào?

Trong chúng ta cũng có nhiều người thắc mắc, không biết vì sao năm 2005 là năm Ất Dậu, thay vì Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Quý Dậu chẳng hạn? Bởi vì, những bậc tiền nhân của chúng ta thường căn cứ trong Thiên Can va ø Địa Chi kết thành mà gọi Năm Tháng… Ngày Giờ. Ví như năm 2005 là Ất Dậu, thì năm kế tiếp 2006 sẽ là năm Bính Tuất ...

Nếu chúng ta ghép Thiên Can và Điạ Chi từng cặp có cùng Dương, cùng Âm giống nhau, thì chúng ta sẽ thấy kết quả chắc chắn một chu kỳ 60 năm. Vì mỗi Thiên Can đi với 6 Địạ Chi khác nhau, ví như : Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mão, Ất Sửu và Ất Hợi là hết chu kỳ 60 năm của «Vận Niên Lụïc Giáp » hay « Lục Thập Hoa Giáp », xin trích dẫn Bảng Vận Niên Lụïc Giáp như sau :

Bảng Vận Niên Lụïc Giáp

01 Giáp Tý

02 Ất Sửu

03 Bính Dần

04 Đinh Mão (Mẹo)

05 Mậu Thìn

06 Kỷ Tỵ

07 Canh Ngọ

08 Tân Mùi

09 Nhâm Thân

10 Quý Dậu

21 Giáp Thân

22 Ất Dậu

23 Bính Tuất

24 Đinh Hợi

25 Mậu Tý

26 Kỷ Sửu

27 Canh Dần

28 Tân Mão (Mẹo)

29 Nhâm Thìn

30 Quý Tỵ

41 Giáp Thìn

42 Ất Tỵ

43 Bính Ngọ

44 Đinh Mùi

45 Mậu Thân

46 Kỷ Dậu

47 Canh Tuất

48 Tân Hợi

49 Nhâm Tý

50 Quý Sửu

11 Giáp Tuất

12 Ất Hợi

13 Bính Tý

14 Đinh Sửu

15 Mậu Dần

16 Kỷ Mão (Mẹo)

17 Canh Thìn

18 Tân Tỵ

19 Nhâm Ngọ

20 Quý Mùi

31 Giáp Ngọ

32 Ất Mùi

33 Bính Thân

34 Đinh Dậu

35 Mậu Tuất

36 Kỷ Hợi

37 Canh Tý

38 Tân Sửu

39 Nhâm Dần

40 Quý Mão (Mẹo)

51 Giáp Dần

52 Ất Mão (Mẹo)

53 Bính Thìn

54 Đinh Tỵ

55 Mậu Ngọ

56 Kỷ Mùi

57 Canh Thân

58 Tâân Dậu

59 Nhâm Tuất

60 Quý Hợi

Muốn Tính Thiên Can thuộc năm nào ?

Chúng ta để ý tới số chót (tận cùng) của năm đó, để dễ nhớ và tính Thiên Can , xin trích dẫn như sau :

Thiên Can

Số tận cùng của năm

Thiên Can là Canh (Dương), mạng Kim

Số tận cùng của năm là 0

Thiên Can là Tân (Âm), mạng Kim

Số tận cùng của năm là 1

Thiên Can là Nhâm (Dương), mạng Thủy

Số tận cùng của năm là 2

Thiên Can là Quy ù(Âm), mạng Thủy

Số tận cùng của năm là 3

Thiên Can là Giáp (Dương), mạng Mộc

Số tận cùng của năm là 4

Thiên Can là Ất (Âm), mạng Mộc

Số tận cùng của năm là 5

Thiên Can làBính (Dương), mạng Hỏa

Số tận cùng của năm là 6

Thiên Can là Đinh (Âm), mạng Hỏa

Số tận cùng của năm là 7

Thiên Can là Mậu (Dương), mạng Thổ

Số tận cùng của năm là 8

Thiên Can là Kỷ (Âm), mạng Thổ

Số tận cùng của năm là 9

Đó la,ø Thập Thiên Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm vaø Quý, chúng ta thấy Can nào Dương, Can nào Âm.

Còn Thập Nhị Điạ Chi, xin trích dẫn Bảng phân chia Dương và Âm như sau :

1.- Tyù (Dương), mạng Thủy

7.- Ngọ (Dương), mạng Hỏa

2.- Sửu (Âm), mạng Thổ

8.- Mùi (Âm), mạng Thổ

3.- Dần (Dương), mạng Mộc

9.- Thân (Dương), mạng Kim

4.- Mẹo hay Mão (Âm), mạng Mộc

10.- Dâïu (Âm), mạng Kim

5.- Thìn (Dương), mạng Thổ

11.- Tuất (Dương), mạng Thổ

6.- Tỵ (Âm), mạng Hỏa

12.- Hợi (Âm), mạng Thủy

Xin Chú Ý : Các Địa Chi có mang Thổ, thuộc nhóm Tứ Mộ là : Thìn, Tuất, Sửu vaø Mùi.

Thật sự mà nói, trong Thập Thiên Can tức Trời và trong Thập Nhị Địa Chi tức Đất (vì, trong Thập Thiên Can có chữ Thiên tức Trời và trong Thập Nhị Điạ Chi có chữ Địa tức Đất), cho nên mỗi năm, chúng ta thấy Can Dương luôn luôn kết hợp với Chi Dương, hoặc trái lại, Can Âm luôn luôn kết hợp với Chi Âm.

Chớ không bao giờ Can Dương kết hợp với Chi Âm, hoặc trái lại, Can Âm kết hợp với Chi Dương, từ đó chúng không thấy năm có tên : Giáp Dậu, Bính Mão, Mậu Mùi... Hoặïc là Đinh Ngọ, Quý Tuất, Ất Thân... là thế đó.

Bởi vì, trong Trời Đất tức Dương Âm kết hợp mới sanh ra con người. Ngoài ra theo Lão Tử đã viết : “Nhứt sanh Nhị, Nhị Sanh Tam, Tam Sanh Vạn Vật ”. Do vây, chúng ta phải có Trời và Đất kết hợp tạo thành, nếu có Trời mà không có Đất hoặc trái lại, thì không thể tạo thành con người trong đó có chúng ta được.

Về Năm, Tháng, Ngày, Giờ chúng ta thấy được ngày hôm nay cũng nằêm trong qui luật Dương Âm tăng trưởng kết thành mà có.

Nếu chúng ta biết cách tính năm rồi, thì chúng ta cũng có thể tính Tháng, Ngày, Giờ do Thiên Can và Địa Chi ghép lại kết thành.

Ví như bài thơ trong Tham Khảo Tử Vi của Cụ Hi Di Trần Đoàn, xin trích dẫn dưới đây, để chúng ta thử tính tháng như sau :

Giáp, Kỷ chi niên Bính tác thù

Ất, Canh chi tuế Mậu đi đầu

Bính, Tân tiên khởi Canh Dần thủ

Đinh, Nhâm đích thị Nhâm Dần lưu

Mậu, Quý tuế quán Giáp Dần cầu.

Xin để ý, năm nào có chữ đầu là :

Giáp, Kỷ thì tháng Giêng là tháng Bính Dần

Ất, Canh thì tháng Giêng là tháng Mậu Dần

Bính, Tân thì tháng Giêng là tháng Canh Dần

Đinh, Nhâm thì tháng Giêng là tháng Nhâm Dần

Mậu, Quý thì tháng Giêng là tháng Giáp Dần

3.- Cách biến đổi Năm Dương Lịch sang Năm Âm Lịch như thế nào?

Căn cứ theo nhiềàu sách báo, xin trích dẫn một số cách biến đổi như sau :

a)- Cách thứ nhứt :

Chúng ta lấy năm Dương Lịch rồi trừ cho 3. Sau đó lấy số năm còn lại đem chia cho 60 (bởi vì, theo bảng Vận Niên Lục Giáp có 60 năm). Khi đó, chúng ta có số dư thừa. Số dư thừa này, nếu chúng ta so lại số thứ tự trong Bảng Vận Niên Lục Giáp thì chúng ta sẽ biết được năm Âm Lịch đã được biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch.

Thí dụ : năm 1975 là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :

1975 – 3 = 1972

1972 : 60 = Số dư thừa là 52

Số dư thừa này, nếu đem so số thứ tự trong Bản Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Ất Mão.

Hoặc là năm 1945 là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta cũng lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :

1945 – 3 = 1942

1942 : 60 = Số dư thừa là 22, tức là năm Âm Lịch Ất Dậu

Căn cứ theo phương pháp cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang nam Âm Lịch ở hai thí dụ trên, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả năm Dương Lịch và còn có phương cách biến đổi thư hai và thứù ba nữa, xin trích dẫn như sau :

b)- Cách thứ hai :

Chúng ta lấy năm Dương Lịch, rồâi chia cho 60 (khỏi trừ 3 như cách thứ nhứt), rồi lấy số dư thừa, chia cho 12 ( số 12 này tức 12 con Giáp, tức Thập Nhị Địa Chi), thì chúng ta có kết quả được số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 ... đến 11.

Ví như muốn tìm năm 1975 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta áp dụng phương pháp trên :

1975 : 60 = 32 và số dư thừa 55

55 : 12 = 4 và số dư thừa laø 7

Hoặïc là muốn tìm năm 1945 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?

1945 : 60 = 32 và số dư thừa 25

25 : 12 = 2 số dư thừa laø 1

Sau đó, chúng ta dùng Bảng Tính Số Dư Thừa để xem năm Dương Lịch năm 1975 và 1945 là năm Âm Lịch gì? Có đúng các năm Âm Lịch như cách thứ nhứt hay không?

BẢNG TÍNH SỐ DƯ THỪA

Số thứ tự

0

1

2

3

4

0

Canh Thân

Nhâm Thân

Giáp Thân

Bính Thân

Mậu Thân

1

Tân Dậu

Quý Dậu

Ất Dậu

Đinh Dậu

Kỷ Dậu

2

Nhâm Tuất

Giáp Tuất

Bính Tuất

Mậu Tuất

Canh Tuất

3

Quý Hợi

Ất Hợi

Đinh Hợi

Kỷ Hợi

Tân Hợi

4

Giáp Tý

Bính Tý

Mậu Tý

Canh Tý

Nhâm Tý

5

Ất Sửu

Đinh Sửu

Kỷ Sửu

Tân Sửu

Quý Sửu

6

Bính Dần

Mậu Dần

Canh Dần

Nhâm Dần

Giáp Dần

7

Đinh Mão (Mẹo)

KỷMão(Mẹo)

Tân Mão(Mẹo

Quý Mão(Mẹo)

Ất Mão(Mẹo)

8

Mậu Thìn

Canh Thìn

Nhâm Thìn

Giáp Thìn

Bính Thìn

9

Kỷ Tỵ

Tân Tỵ

Quý Tỵ

Ất Tỵ

Đinh Tỵ

10

Canh Ngọ

Nhâm Ngo

Giáp Ngọ

Bính Ngọ

Mậu Ngọ

11

Tân Mùi

Quý Mùi

Ất Mùi

Đinh Mùi

Kỷ Mùi

Năm 1975, chúng ta được số 4 và có số dư thừa 7, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 4 và hàng số dư thừa 7, thì thấy năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.

Và năm 1945, chúng ta được số 2 và có số dư thừa 1, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 2 và hàng số dư thừa 1, thì thấy năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.

Quả là, phương cách thứ nhứt và thứ hai này đều có kết quả giống nhau.

Khi chúng ta nhìn qua Bảng Tính Số Dư Thừa, có người thắc mắc, tại sao để Thiên Can Canh ở cột 0, mà không để Thiên Can khác trong Thập Thiên Can? Ví như Giáp hay Quý hoặc là Nhâm... để rồi, từ đó đếm tới và tiếp nối để tính cho những năm Âm Lịch?

Như chúng ta đã thấy ở trước, trong Bảng Thập Thiên Can, Thiên Can Canh có số tận cùng của năm là 0, cho nên phải lấy Thiên Can Canh để vào cột số 0 là hợp lý nhứt, bởi vì, Thiên Can là Canh chỉ số tận cùng của năm là số 0, có nghĩa là khi chúng ta chia, có kết quả thành là số 0 chẵn của năm, thì ở cột số dư thừa sẽ mang số 0, từ đó, chúng ta tiếp tụïc ghi những số dư thừa từ 1 đến 11, cho nên chúng ta mới thấy cột 1 là Nhâm Thân, cột 2 là Giáp Thân, cột 3 là Bính Thân và cột 4 là Mậu Thân, là thế đó.

c)- Cách thứ ba :

Cách này, chúng ta lấùy năm Dương Lịch rồi trừ cho số 3, số còn lại, đem chia cho 10 (số 10 này tức Thập Thiên Can), cho nên số dư thừa sẽ là số Can

Nếu số năm Dương Lịch, sau khi trừ 3, số còn lại, đem chia cho 12 (số 12 này tức Thập Nhị Địa Chi), cho nên số dư thừa sẽ là Chi (Số thứ tự trong Thập Nhi Địa Chi (số thư tự trong Thập Nhị Địa Chi, chính là số Chi của năm Âm Lịch chúng ta muốn đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch).

Nên nhớ : Bảng Thập Thiên Can và Thập Nhi Địa Chi dưới đây :

Thập Thiên Can

Thập Nhi Địa Chi

1.- Giáp

1.- Tý

2.- Ất

2.- Sửu

3.- Bính

3.- Dần

4.- Đinh

4.- Mão (Mẹo)

5.- Mậu

5.- Thìn

6.- Kỷ

6.- Tỵ

7.- Canh

7.- Ngọ

8.- Tân

8.- Mùi

9.- Nhâm

9.- Thân

10.- Quý

10.- Dậu

11.- Tuất

12.- Hợi

Cho nên, nếu có số dư thừa ở Can là 00 tức là Quý (bởi vì, Can Quý đứng hàng thứ 10 của Thập Thiên Can).

Và số dư thừa ở Chi là 00 tức là Hợi (bởi vì, Chi Hợi đứng hàng thứ 12 của Thập Nhị Điạ Chi).

Vì thế, nếu chúng ta muốn biến đổi :

Năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?

Chúng ta áp dụng cách đã dẫn như sau :

a)- Tính về Thiên Can :

1975 – 3 = 1972

1972 : 10 = 197 và số dư thừa là 2

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.

b- Tính về Địa Chi :

1975 – 3 = 1972

1972 : 12 = 164 và số dư thừa là 4

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 4, tức là Mão (Mẹo).

Do vậy, năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.

Còn năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?

Chúng ta áp dụng cách trên, sẽ có kết quả như sau :

a)- Tính về Thiên Can :

1945 – 3 = 1942

1942 : 10 = 194 và số dư thừa là 2

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.

b- Tính về Địa Chi :

1945– 3 = 1942

1942 : 12 = 161 và số dư thừa là 10

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 10, tức là Dậu.

Do vậy, năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.

Sau khi chúng ta thử tìm 3 phương cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch khác nhau, nhưng đem lại kết quả giống nhau.

Hy vọng bài này góp phần mọn cho quý bà con đồng hương khi cần, có thể áp dụng phương pháp nào thích nhứt.