Wednesday, December 16, 2009

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu

Giữa Đông Tây Như Thế Nào?

Như chúng ta đã biết, một năm có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu và Đông luân chuyển, cho nên dù niên lịch Đông hay Tây hay nói khác đi là Âm Lịch hay Dương Lịch cũng không tránh khỏi sự luân chuyển của Trời Đất, để tính cho trọn một năm.

Đối với Âm Lịch, thì căn cứ vào mặt Trăng để tính (Mặt Trăng thì xuất hiện ban đêm), còn Dương Lịch thì trái lại, căn cứ vào mặt Trời để tính (Mặt Trời thì xuất hiện ban ngày). Cho nên cả hai đều có tính đặïc biệt của nó, ví như Âm Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi bởi một con vật cầm tinh cho năm đó, năm 2005 là năm Ất Dậu và năm kế tiếp 2006 là năm Bính Tuất (năm con Chó cầm tinh), trong khi đó năm Dương Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi cộâng thêm 1, tức năm 2005 sắp hết, bước sang năm mới 2006, thật đơn giản. Mặc dù chúng ta đã thấy năm Âm Lịch tính theo Mặt Trăng và năm Dương Lịch tính theo Mặt Trời, thế mà cũng có một số trường hợp gặp nhau và tương đồng nhau.

1.- Trường hợp gặp nhau : là chúng ta thấy Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một trục với Trái Đất.

Nếu chúng ta thấy ban đêm, thì được gọi là Nguyệt Thực (Éclipse de Lune).

Trái lại, nếu chúng ta thấy ban ngày, thì được gọi là Nhựt Thực (Éùclipse de Soleil).

2.- Trường hợp tương đồng nhau : Mặc dù năm Âm Lịch tính theo vận hành của vầng mặt Trăng tròn, hồi quy đúng vào ngày Rằm của 12 tháng. Trong khi đó, năm Dương Lịch tính theo mặt Trời, được gọi Thái Dương Niên Lịch, thì chúng ta có được 365 ngày, 5 giờ 48 phút và 48 giây đồng hồ ( nếu tính theo Thiên Thể Niên Lịch thì có 365 ngày, 6 giờ, 9 phút và 54 giây, dài hơn thời gian cách tính Thái Dương Niên Lịch)

Để ngắn gọn, chúng ta thường chấp nhận một năm có 365 ngày, 12 vầng trăng tròn, 52 tuần lễ ……... dù có tính theo năm Âm Lịch hay Dương Lịch.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt để phân chia các tháng cho tròn một năm.

Đối với năm Âm Lịch, thì hầu như tính theo mùa tiết, cho nên có trường hợp năm nhuần, tháng thiếu.

Đối với năm Dương Lịch, thông thường các tháng : Một, Ba, Năm, Bảy, Tám, Mười và Mười Hai là những tháng có 31 ngày. Còn các tháng : Tư, Sáu, Chín và Mười Một là những tháng có 30 ngày. Đặc biệt, tháng Hai chỉ có 28 ngày và cứ 4 năm, thì tháng Hai thêm một ngày tức 29 ngày (được gọi tháng Hai nhuần, giống như các tháng nhuần của năm Âm Lịch. Vậy, tháng Hai là tháng nhuần có 29 ngày, thay vì thông thường chỉ có 28 ngày mà thôi).

Để trang trải số thời gian của năm Dương Lịch hàng năm, cứ mỗi 365 ngày, lại có dư thừa ra 1/4 ngày tức 6 giờ, cho nên cứ 4 năm thì dư thừa một ngày tức 24 giờ, để cho tháng Hai nhuần là thế đó.

Ngoài ra, chúng ta đều biết, cứ mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ... tính theo năm Âm Lịch, đều có một con vật cầm tinh và được ghép bởi :

Thập Thiên Can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhân và Quý.

Và kết hợp với Thập Nhị Địa Chi tức 12 con giáp như : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo) để có được.

(Vì tính chất 12 con giáp này, cho nên trong dân gian thời xa xưa lại áp dụng để nói lên : « Thân Gái 12 Bến Nước » là thế đó! dù được bến trong hay bị bến đục cũng tùy duyên số do tạo hóa sắp bày, bởi vì : « Thuyền theo lái, Gái theo Chồng »).

Vậy, muốn đổi Giờ, Ngày, Tháng, Năm từ Dương Lịch

sang Âm Lịch phải làm thế nào ?

Trước hết, chúng ta thửû tìm hiểu về Niên Lịch Cồ Truyền A ÙĐông sau đây :

1.- Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?

Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng Thập Nhi Địa Chi (12 con Giáp) để gọi Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con giáp (tức 12 con, vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự đã dẫn thượng là : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cop), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngoï (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).

Nhưng phương cách tính Tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cop), HAI (Mẹo hay Mão = Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngoï = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), MƯỜI ( Hợi = Heo), MƯỜI MỘT (Tý = Chuột) và CHẠP ( Sửu =Trâu).

Nhưng tại sao, thời kỳ xa xưa đó lại đặt tháng Giêng là tháng đầu năm mà không gọi là tháng Một? Theo thiểân nghĩ của người viết, bởi vì lúc bấy giờ, dưới thời còn quân chủ lập hiến, thường dành con số Một để chỉ nhà Vua, là thiên tử (con trời) để cai trị dân chúng tức nhứt nhơn (người ở đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ phải kiêng cử, cho nên mới đặt tháng Giêng?

Ngoài ra, khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi con đầu lòng là con Một mà chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoặïc con Cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằøng chứng ở việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một là thế đó !.

Còn tháng Giêng tại sao là Tháng Dần? Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :

Nhân sinh ư Dần (Loài người sanh ra ở hội Dần)

Và :

Nhất niên chi kế tại ư Dần,

(Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân)

Nhất nhật chi kế tại ư Dần

(Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).

Hơn nữa, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo, uy vũ và hơn hẳn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọïn tháng Giêng là tháng Dần do con Cọp cầm tinh là như thế ?

Ngoài ra, tại sao lại đặt tháng Chạp là tháng cuối năm mà không gọi là tháng Mười Hai?

Theo thiển nghĩ của người viết, nước chúng ta thời bấy giờ phần đông làm ruộng, cho nên tháng cuối cùng của một năm, ruộng đã làm xong, lúa đã đem vô bồ, vì thế phần đông dành thời gian này lo các lễ cúng, tiệc tùng để tạ ơn Thần Nông hoặc cúng Đình sau khi vụ mùa đã hoàn tất, hết nhà này đến nhà khác có khi kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.

(Khi nhắc đến Lễ Cúng Đình, phải nói đến Hát Bội để cúng Thần, thông thường ông Hương Cả trong làng là người đứng đầu chủ xướng lễ cúng Đình và là người có thực quyền hơn hết, cho nên mỗi lần có gánh hát về hát cúng Đình, ông Hương Cả chính là người Cầm Chầu để đánh những hồi trống chầu thưỡng phạt cho nghệ sĩ, bởi vì ông Hương Cả là bực thâm nho lại rất rành tuồng tích, kể cả cách dậm mặt và các câu hát tuồng tích của các nghệ sĩ, cho nên ông Hương Cả cầm chầu để khen thưỡng hoặc bắt lỗi các đào kép trong lúc trình diễn, vì các nghệ sĩ không thuộc tuồng hát cương, cho nên không thể bắt một người nào đó đến cầm chầu mà không rành tuồng tích. Thời xưa, các nghệ sĩ nào được ông Hương Cả đánh nhiều hồi trống chầu, thì sau khi hát xong, sẽ được Ban Hội Tềà thưỡng phẩm vật tặng riêng cho cá nhân nghệ sĩ đó. Còn trái lại, các nghệ sĩ nào bị ông Hương Cả đánh Khắc là gõ bên vành trống kêu « cắc cắc » thì các nghệ sĩ đó bị ông Hương Cả phạt vì hát sai, hát cương, để nghệ sĩ đó biết thân mà hát lại cho đúng và nghệ sĩ đó sau khi hát xong sẽ bị Ban Hội Tề cũng như Ông Bầu đoàn hát quở phạt . Đó là, luật lệ thưỡng phạt công minh của người Cầm Chầu đối với nghệ sĩ.

Mặc dù, ông Hương Cả là người có thực quyền ở trong làng, nhưng những hồi trống chầu đôi khi cũng không hài lòng hết mọi người, cho nên cũng bị chê trách như thường.

Vì thế, trong dân gian mới có câu : « Ở đời có 4 cái ngu : Làm Mai, Lãnh Nợ, Gác Cu, Cầm Chầu » là thế đó! ).

Hơn nữa, chữ Chạp là lễ cúng. Vì thế, nó còn có các tên lễ cúng khác như sau : Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mảû...

Do vậy, thay vì gọi tháng Mười Hai là tháng Chạp là thế đó !.

Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông này đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu (2637 trước Thiên Chúa) năm 61.

Còn đối với : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?.

Chúng ta để ý sẽ thấy : Ngày tính Khắc, Đêm tính Canh, cho nên chúng ta đã từng nghe thấy như sau :

Canh Một dọn cửa, dọn nhà

Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...

Hoặc là :

Nửa đêm giờ Tý canh Ba...

Theo thiểân nghĩ, chúng ta câu : Nửa đêm giờ Tý canh Ba, thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Bởi vì, các bậc tiền nhân dùng 12 con vật tương trưng, để phân chia trong một ngày là 24 giờ như sau :

Tên Con Vậït

Thời Giờ

Tên Con Vậït

Thơì Giờ

Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng

NGỌ

Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa

SỬU

Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng

MÙI

Từ 13 giờø đến 15 giờ xế trưa

DẦN

Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng

THÂN

Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều

MẸO

Từ 5 giờ đến 7 gìờ sáng

DẬU

Từ 17 giờ đến 19 giờ tối

THÌN

Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng

TUẤT

Từ 19 giờ đến 21 giờ tối

TỴ

Từ 9 giờ đến 11 giờ trưa

HỢI

Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya

Căn cứ sự phân chia giờ ở trên, chúng ta thấy :

a)- Mỗi đêm dài 10 giờ, được chia làm 5 Canh ra sao ?

Chúng ta thấy giờ Tý canh Ba, từ đó tính được 5 canh như sau :

Tên Canh

Thời Giờ

Canh 1

Từ 19 giờ đến 21 giờ tối tức giờ Tuất

Canh 2

Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi

Canh 3

Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý

Canh 4

Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu

Canh 5

Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần

Do vậy, nếu chúng ta đem so sánh với giờ, thì cứ hai giờ bằng một Canh .

b)- Mỗi ngày dài 14 giờ, được chia cho 6 khắc như sau :

Tên Khắc

Thời

Giờ

Tên

Khắc

Thời

Giờ

Khắc 1

Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng

Khắc 4

Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa

Khắc 2

Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng

Khắc 5

Từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều

Khắc 3

Từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa

Khắc 6

Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối

Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh Khắc với Giờ, thì cứ 2 giờ 20 phút bằng một Khắc. Bởi vì, ngày dài 14 giờ, đem chia đều cho 6 Khắc, thì được 140 phút, tức là 2 giờ 20 phút.

Thế nên, chúng ta thường thấy câu : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc là đúng vậy.

2)- Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi để tính năm như thế nào?

Trong chúng ta cũng có nhiều người thắc mắc, không biết vì sao năm 2005 là năm Ất Dậu, thay vì Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Quý Dậu chẳng hạn? Bởi vì, những bậc tiền nhân của chúng ta thường căn cứ trong Thiên Can va ø Địa Chi kết thành mà gọi Năm Tháng… Ngày Giờ. Ví như năm 2005 là Ất Dậu, thì năm kế tiếp 2006 sẽ là năm Bính Tuất ...

Nếu chúng ta ghép Thiên Can và Điạ Chi từng cặp có cùng Dương, cùng Âm giống nhau, thì chúng ta sẽ thấy kết quả chắc chắn một chu kỳ 60 năm. Vì mỗi Thiên Can đi với 6 Địạ Chi khác nhau, ví như : Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mão, Ất Sửu và Ất Hợi là hết chu kỳ 60 năm của «Vận Niên Lụïc Giáp » hay « Lục Thập Hoa Giáp », xin trích dẫn Bảng Vận Niên Lụïc Giáp như sau :

Bảng Vận Niên Lụïc Giáp

01 Giáp Tý

02 Ất Sửu

03 Bính Dần

04 Đinh Mão (Mẹo)

05 Mậu Thìn

06 Kỷ Tỵ

07 Canh Ngọ

08 Tân Mùi

09 Nhâm Thân

10 Quý Dậu

21 Giáp Thân

22 Ất Dậu

23 Bính Tuất

24 Đinh Hợi

25 Mậu Tý

26 Kỷ Sửu

27 Canh Dần

28 Tân Mão (Mẹo)

29 Nhâm Thìn

30 Quý Tỵ

41 Giáp Thìn

42 Ất Tỵ

43 Bính Ngọ

44 Đinh Mùi

45 Mậu Thân

46 Kỷ Dậu

47 Canh Tuất

48 Tân Hợi

49 Nhâm Tý

50 Quý Sửu

11 Giáp Tuất

12 Ất Hợi

13 Bính Tý

14 Đinh Sửu

15 Mậu Dần

16 Kỷ Mão (Mẹo)

17 Canh Thìn

18 Tân Tỵ

19 Nhâm Ngọ

20 Quý Mùi

31 Giáp Ngọ

32 Ất Mùi

33 Bính Thân

34 Đinh Dậu

35 Mậu Tuất

36 Kỷ Hợi

37 Canh Tý

38 Tân Sửu

39 Nhâm Dần

40 Quý Mão (Mẹo)

51 Giáp Dần

52 Ất Mão (Mẹo)

53 Bính Thìn

54 Đinh Tỵ

55 Mậu Ngọ

56 Kỷ Mùi

57 Canh Thân

58 Tâân Dậu

59 Nhâm Tuất

60 Quý Hợi

Muốn Tính Thiên Can thuộc năm nào ?

Chúng ta để ý tới số chót (tận cùng) của năm đó, để dễ nhớ và tính Thiên Can , xin trích dẫn như sau :

Thiên Can

Số tận cùng của năm

Thiên Can là Canh (Dương), mạng Kim

Số tận cùng của năm là 0

Thiên Can là Tân (Âm), mạng Kim

Số tận cùng của năm là 1

Thiên Can là Nhâm (Dương), mạng Thủy

Số tận cùng của năm là 2

Thiên Can là Quy ù(Âm), mạng Thủy

Số tận cùng của năm là 3

Thiên Can là Giáp (Dương), mạng Mộc

Số tận cùng của năm là 4

Thiên Can là Ất (Âm), mạng Mộc

Số tận cùng của năm là 5

Thiên Can làBính (Dương), mạng Hỏa

Số tận cùng của năm là 6

Thiên Can là Đinh (Âm), mạng Hỏa

Số tận cùng của năm là 7

Thiên Can là Mậu (Dương), mạng Thổ

Số tận cùng của năm là 8

Thiên Can là Kỷ (Âm), mạng Thổ

Số tận cùng của năm là 9

Đó la,ø Thập Thiên Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm vaø Quý, chúng ta thấy Can nào Dương, Can nào Âm.

Còn Thập Nhị Điạ Chi, xin trích dẫn Bảng phân chia Dương và Âm như sau :

1.- Tyù (Dương), mạng Thủy

7.- Ngọ (Dương), mạng Hỏa

2.- Sửu (Âm), mạng Thổ

8.- Mùi (Âm), mạng Thổ

3.- Dần (Dương), mạng Mộc

9.- Thân (Dương), mạng Kim

4.- Mẹo hay Mão (Âm), mạng Mộc

10.- Dâïu (Âm), mạng Kim

5.- Thìn (Dương), mạng Thổ

11.- Tuất (Dương), mạng Thổ

6.- Tỵ (Âm), mạng Hỏa

12.- Hợi (Âm), mạng Thủy

Xin Chú Ý : Các Địa Chi có mang Thổ, thuộc nhóm Tứ Mộ là : Thìn, Tuất, Sửu vaø Mùi.

Thật sự mà nói, trong Thập Thiên Can tức Trời và trong Thập Nhị Địa Chi tức Đất (vì, trong Thập Thiên Can có chữ Thiên tức Trời và trong Thập Nhị Điạ Chi có chữ Địa tức Đất), cho nên mỗi năm, chúng ta thấy Can Dương luôn luôn kết hợp với Chi Dương, hoặc trái lại, Can Âm luôn luôn kết hợp với Chi Âm.

Chớ không bao giờ Can Dương kết hợp với Chi Âm, hoặc trái lại, Can Âm kết hợp với Chi Dương, từ đó chúng không thấy năm có tên : Giáp Dậu, Bính Mão, Mậu Mùi... Hoặïc là Đinh Ngọ, Quý Tuất, Ất Thân... là thế đó.

Bởi vì, trong Trời Đất tức Dương Âm kết hợp mới sanh ra con người. Ngoài ra theo Lão Tử đã viết : “Nhứt sanh Nhị, Nhị Sanh Tam, Tam Sanh Vạn Vật ”. Do vây, chúng ta phải có Trời và Đất kết hợp tạo thành, nếu có Trời mà không có Đất hoặc trái lại, thì không thể tạo thành con người trong đó có chúng ta được.

Về Năm, Tháng, Ngày, Giờ chúng ta thấy được ngày hôm nay cũng nằêm trong qui luật Dương Âm tăng trưởng kết thành mà có.

Nếu chúng ta biết cách tính năm rồi, thì chúng ta cũng có thể tính Tháng, Ngày, Giờ do Thiên Can và Địa Chi ghép lại kết thành.

Ví như bài thơ trong Tham Khảo Tử Vi của Cụ Hi Di Trần Đoàn, xin trích dẫn dưới đây, để chúng ta thử tính tháng như sau :

Giáp, Kỷ chi niên Bính tác thù

Ất, Canh chi tuế Mậu đi đầu

Bính, Tân tiên khởi Canh Dần thủ

Đinh, Nhâm đích thị Nhâm Dần lưu

Mậu, Quý tuế quán Giáp Dần cầu.

Xin để ý, năm nào có chữ đầu là :

Giáp, Kỷ thì tháng Giêng là tháng Bính Dần

Ất, Canh thì tháng Giêng là tháng Mậu Dần

Bính, Tân thì tháng Giêng là tháng Canh Dần

Đinh, Nhâm thì tháng Giêng là tháng Nhâm Dần

Mậu, Quý thì tháng Giêng là tháng Giáp Dần

3.- Cách biến đổi Năm Dương Lịch sang Năm Âm Lịch như thế nào?

Căn cứ theo nhiềàu sách báo, xin trích dẫn một số cách biến đổi như sau :

a)- Cách thứ nhứt :

Chúng ta lấy năm Dương Lịch rồi trừ cho 3. Sau đó lấy số năm còn lại đem chia cho 60 (bởi vì, theo bảng Vận Niên Lục Giáp có 60 năm). Khi đó, chúng ta có số dư thừa. Số dư thừa này, nếu chúng ta so lại số thứ tự trong Bảng Vận Niên Lục Giáp thì chúng ta sẽ biết được năm Âm Lịch đã được biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch.

Thí dụ : năm 1975 là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :

1975 – 3 = 1972

1972 : 60 = Số dư thừa là 52

Số dư thừa này, nếu đem so số thứ tự trong Bản Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Ất Mão.

Hoặc là năm 1945 là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta cũng lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :

1945 – 3 = 1942

1942 : 60 = Số dư thừa là 22, tức là năm Âm Lịch Ất Dậu

Căn cứ theo phương pháp cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang nam Âm Lịch ở hai thí dụ trên, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả năm Dương Lịch và còn có phương cách biến đổi thư hai và thứù ba nữa, xin trích dẫn như sau :

b)- Cách thứ hai :

Chúng ta lấy năm Dương Lịch, rồâi chia cho 60 (khỏi trừ 3 như cách thứ nhứt), rồi lấy số dư thừa, chia cho 12 ( số 12 này tức 12 con Giáp, tức Thập Nhị Địa Chi), thì chúng ta có kết quả được số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 ... đến 11.

Ví như muốn tìm năm 1975 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta áp dụng phương pháp trên :

1975 : 60 = 32 và số dư thừa 55

55 : 12 = 4 và số dư thừa laø 7

Hoặïc là muốn tìm năm 1945 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?

1945 : 60 = 32 và số dư thừa 25

25 : 12 = 2 số dư thừa laø 1

Sau đó, chúng ta dùng Bảng Tính Số Dư Thừa để xem năm Dương Lịch năm 1975 và 1945 là năm Âm Lịch gì? Có đúng các năm Âm Lịch như cách thứ nhứt hay không?

BẢNG TÍNH SỐ DƯ THỪA

Số thứ tự

0

1

2

3

4

0

Canh Thân

Nhâm Thân

Giáp Thân

Bính Thân

Mậu Thân

1

Tân Dậu

Quý Dậu

Ất Dậu

Đinh Dậu

Kỷ Dậu

2

Nhâm Tuất

Giáp Tuất

Bính Tuất

Mậu Tuất

Canh Tuất

3

Quý Hợi

Ất Hợi

Đinh Hợi

Kỷ Hợi

Tân Hợi

4

Giáp Tý

Bính Tý

Mậu Tý

Canh Tý

Nhâm Tý

5

Ất Sửu

Đinh Sửu

Kỷ Sửu

Tân Sửu

Quý Sửu

6

Bính Dần

Mậu Dần

Canh Dần

Nhâm Dần

Giáp Dần

7

Đinh Mão (Mẹo)

KỷMão(Mẹo)

Tân Mão(Mẹo

Quý Mão(Mẹo)

Ất Mão(Mẹo)

8

Mậu Thìn

Canh Thìn

Nhâm Thìn

Giáp Thìn

Bính Thìn

9

Kỷ Tỵ

Tân Tỵ

Quý Tỵ

Ất Tỵ

Đinh Tỵ

10

Canh Ngọ

Nhâm Ngo

Giáp Ngọ

Bính Ngọ

Mậu Ngọ

11

Tân Mùi

Quý Mùi

Ất Mùi

Đinh Mùi

Kỷ Mùi

Năm 1975, chúng ta được số 4 và có số dư thừa 7, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 4 và hàng số dư thừa 7, thì thấy năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.

Và năm 1945, chúng ta được số 2 và có số dư thừa 1, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 2 và hàng số dư thừa 1, thì thấy năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.

Quả là, phương cách thứ nhứt và thứ hai này đều có kết quả giống nhau.

Khi chúng ta nhìn qua Bảng Tính Số Dư Thừa, có người thắc mắc, tại sao để Thiên Can Canh ở cột 0, mà không để Thiên Can khác trong Thập Thiên Can? Ví như Giáp hay Quý hoặc là Nhâm... để rồi, từ đó đếm tới và tiếp nối để tính cho những năm Âm Lịch?

Như chúng ta đã thấy ở trước, trong Bảng Thập Thiên Can, Thiên Can Canh có số tận cùng của năm là 0, cho nên phải lấy Thiên Can Canh để vào cột số 0 là hợp lý nhứt, bởi vì, Thiên Can là Canh chỉ số tận cùng của năm là số 0, có nghĩa là khi chúng ta chia, có kết quả thành là số 0 chẵn của năm, thì ở cột số dư thừa sẽ mang số 0, từ đó, chúng ta tiếp tụïc ghi những số dư thừa từ 1 đến 11, cho nên chúng ta mới thấy cột 1 là Nhâm Thân, cột 2 là Giáp Thân, cột 3 là Bính Thân và cột 4 là Mậu Thân, là thế đó.

c)- Cách thứ ba :

Cách này, chúng ta lấùy năm Dương Lịch rồi trừ cho số 3, số còn lại, đem chia cho 10 (số 10 này tức Thập Thiên Can), cho nên số dư thừa sẽ là số Can

Nếu số năm Dương Lịch, sau khi trừ 3, số còn lại, đem chia cho 12 (số 12 này tức Thập Nhị Địa Chi), cho nên số dư thừa sẽ là Chi (Số thứ tự trong Thập Nhi Địa Chi (số thư tự trong Thập Nhị Địa Chi, chính là số Chi của năm Âm Lịch chúng ta muốn đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch).

Nên nhớ : Bảng Thập Thiên Can và Thập Nhi Địa Chi dưới đây :

Thập Thiên Can

Thập Nhi Địa Chi

1.- Giáp

1.- Tý

2.- Ất

2.- Sửu

3.- Bính

3.- Dần

4.- Đinh

4.- Mão (Mẹo)

5.- Mậu

5.- Thìn

6.- Kỷ

6.- Tỵ

7.- Canh

7.- Ngọ

8.- Tân

8.- Mùi

9.- Nhâm

9.- Thân

10.- Quý

10.- Dậu

11.- Tuất

12.- Hợi

Cho nên, nếu có số dư thừa ở Can là 00 tức là Quý (bởi vì, Can Quý đứng hàng thứ 10 của Thập Thiên Can).

Và số dư thừa ở Chi là 00 tức là Hợi (bởi vì, Chi Hợi đứng hàng thứ 12 của Thập Nhị Điạ Chi).

Vì thế, nếu chúng ta muốn biến đổi :

Năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?

Chúng ta áp dụng cách đã dẫn như sau :

a)- Tính về Thiên Can :

1975 – 3 = 1972

1972 : 10 = 197 và số dư thừa là 2

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.

b- Tính về Địa Chi :

1975 – 3 = 1972

1972 : 12 = 164 và số dư thừa là 4

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 4, tức là Mão (Mẹo).

Do vậy, năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.

Còn năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?

Chúng ta áp dụng cách trên, sẽ có kết quả như sau :

a)- Tính về Thiên Can :

1945 – 3 = 1942

1942 : 10 = 194 và số dư thừa là 2

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.

b- Tính về Địa Chi :

1945– 3 = 1942

1942 : 12 = 161 và số dư thừa là 10

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 10, tức là Dậu.

Do vậy, năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.

Sau khi chúng ta thử tìm 3 phương cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch khác nhau, nhưng đem lại kết quả giống nhau.

Hy vọng bài này góp phần mọn cho quý bà con đồng hương khi cần, có thể áp dụng phương pháp nào thích nhứt.

No comments:

Post a Comment